Các nguyên tắc xếp hàng hóa lên tàu container chuẩn nhất

Nguyên tắc sắp xếp container trên tàu

Nguyên tắc sắp xếp container trên tàu sao cho khoa học, đúng quy trình là điều không hề dễ dàng. Tàu container có kích cỡ lớn, trên mỗi chuyến đi chúng vận chuyển rất nhiều xe container. Do đó, cần phải đảm bảo các tàu container có thể vận chuyển hàng hóa một cách an toàn, đảm bảo thuận lợi cho việc xếp dỡ hàng tại các cảng tiếp theo.

Bài viết bên dưới, Kiến Vàng 247 xin giới thiệu đến bạn đọc các nguyên tắc cần phải tuân theo sắp xếp hàng hóa lên tàu container một cách nhanh chóng và hiệu quả.

8 nguyên tắc sắp xếp container trên tàu nhất định bạn phải biết

Không riêng vận chuyển hàng hóa thông thường, vận chuyển hàng hóa lên tàu cũng có 8 nguyên tắc xếp hàng vào container cần phải lưu ý. Việc thực hiện được đúng nguyên tắc mà Kiến Vàng 247 nêu ra sau đây sẽ giúp bạn an tâm hơn khi vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy. Nếu tuân thủ các nguyên tắc sắp xếp container trên tàu sẽ giảm thiểu được những rủi ro, tổn thất không đáng có trong quá trình vận chuyển.

Nguyên tắc 1: Vệ sinh container, khử mùi trước khi xếp hàng lên container

Vì vận chuyển nhiều loại hàng hóa khác nhau nên sẽ có nhiều mặt hàng kị mùi. Thực chất, rất nhiều kho yêu cầu rất kỹ về việc khử mùi và làm sạch container mới được phép đóng hàng vào.

Container là công cụ chính để vận chuyển hay sử dụng để chứa các mặt hàng khác nhau. Trước khi đóng của Quý khách lên thì chúng đã đóng rất nhiều loại hàng trước đó.

Khi bốc dỡ hàng xuống thì người ta không còn quan tâm trong container đó có những gì. Nên chủ kho thường không vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là những container đã vận chuyển hàng có mùi trước đó.

Mặc dù ở hãng tàu có thu phí vệ sinh container và có làm vệ sinh container đàng hoàng. Tuy nhiên, điều này không thể đảm bảo 100% vỏ container sẽ sạch và không có mùi hôi khó chịu.

Vệ sinh container sạch sẽ để khử mùi
Vệ sinh container sạch sẽ để khử mùi

Để khử mùi hôi trong container có rất nhiều cách như:

  • Quét dọn, dùng xà phòng nước rửa container
  • Dùng bộ cà phê rải đều từ trước đến sau container
  • Sử dụng bó hương (nhang) đốt lên
  • Mở cửa container từ lúc lấy container đến lúc xe di chuyển đến kho đóng hàng.

Đây được xem là nguyên tắc sắp xếp container trên tàu quan trọng nhất mà Kiến Vàng 247 muốn giới thiệu đến với bạn. Nếu nguyên tắc này không đảm bảo thì mọi việc đóng hàng sẽ dừng lại.

Nguyên tắc 2: Nguyên tắc sắp xếp container trên tàu bằng cách hàng nặng xếp dưới hàng nhẹ xếp trên

Hàng nặng xếp dưới hàng nhẹ xếp trên là nguyên tắc cơ bản đầu tiên phải nhớ. Khi xếp chòng các kiện hàng lên nhau cứ thế tăng dần theo chiều cao, tạo áp lực cho các trọng lượng hàng cho các kiện hàng nằm phía dưới.

Đối với các bao bì khi xếp chòng chất lên thì khả năng chịu áp lực của bao bì cũng có giới hạn của chúng. Do đó, cần hết sức lưu ý khi xếp chòng các kiện hàng lên với nhau, đảm bảo khả năng chịu lực của kiện hàng phía dưới luôn ở mức độ cho phép.

Nguyên tắc này còn được mở rộng thêm, nếu xếp các kiện hàng lỏng đựng trong thùng phuy hoặc các thùng rượu thì sẽ xếp lên phía trên các kiện hàng rắn nguyên khối.

Nguyên tắc 3: Kiện hàng có kích thước lớn thì xếp phía dưới

Thông thường, mặt hàng có kích thước lớn sẽ nặng hơn kích thước nhỏ thì phải quay lại nguyên tắc 1. Tuy nhiên, điều mà Kiến Vàng 247 muốn truyền tải đến các bạn điểm mấu chốt ở đây là điểm chịu lực cũng như việc thuận tiện trong xếp dỡ.

Đối với những loại kiện hàng cùng chất liệu như đều đóng trong thùng carton, thùng gỗ. Thì việc kiện hàng to phía dưới, kiện hàng nhỏ phía trên sẽ dễ dàng trong thao tác xếp dỡ hàng.

Việc các kiện hàng lớn nằm phía dưới, kiện hàng nhỏ nằm phía trên sẽ tận dụng được tối đa không gian xếp hàng. Hạn chế được đổ vỡ do xê dịch hàng hóa trong xe container.

Kiện hàng lớn nên xếp ở phía dưới
Kiện hàng lớn nên xếp ở phía dưới

Nguyên tắc 4: Không nên xếp các mặt hàng không tương thích với nhau vào chung một container

Đối với các mặt hàng không tương thích với nhau như là các mặt hàng có tính chất đối kháng. Thông thường, nếu mặt hàng này gây hại lên mặt hàng kia sẽ làm giảm chất lượng hoặc hư hỏng lẫn nhau.

Lấy ví dụ: Khi hạt giống xếp chung cùng rau củ, do hạt giống có tính chất hút ẩm mà rau củ thì thoát ẩm rất mạnh, hạt giống hút ẩm nhiều là nguyên nhân gây ra nảy mầm thậm chí bốc mùi ung thối. Hoặc khi xếp cà phê và thuốc vào chung một container, cả hai loại hàng này đểu có khả năng tỏa mùi cũng như hút mùi rất mạnh, nên khi xếp chung với nhau sẽ làm giảm chất lượng lẫn hương vị đặc trưng .

Nếu muốn xếp chung các mặt hàng có tính chất kháng cự nhau vào chung một container thì cần phải tách riêng ra từng bao riêng và phải xếp riêng, có vách chắn.

Đối với trường hợp này, Kiến Vàng 247 khuyên bạn không nên làm theo vì trong quá trình vận chuyển container phần đa ở trong tình trạng chuyển động, lắc lư. Hàng hóa dễ bị rách hoặc hư hỏng bao bì đóng gói sẽ làm nhiễu đi tính chất hàng hóa lan sang các mặt hàng khác.

Xếp hàng vào xe container có kích thước tương thích
Xếp hàng vào xe container có kích thước tương thích

Đối với các loại hàng hóa kỵ nhau gồm các cặp điển hình như sau:

  • Nhóm hàng hút ẩm: Hạt giống, đường, muối, xi măng, ngũ cốc các loại …
  • Nhóm hàng tỏa ẩm: Rau củ tươi, thực phẩm đóng chai (bia, rượu, ..), gỗ cây
  • Nhóm thực phẩm tỏa và hút mùi: Cà phê, thuốc lá, hành, tỏi, hóa chất các loại.
  • Nhóm hàng tỏa bụi, dễ dây bẩn: Bột các loại đóng bao (xi măng, bột mì), sơn, dầu nhờn.
  • Nhóm hàng kỵ bụi, dễ dơ bẩn: Thiết bị điện tử, máy móc thiết bị, xe cộ, vải vóc…

Nguyên tắc 5: Phân bố trọng lượng đều từ đầu container đến cuối container

Đối với nguyên tắc phân bố trọng lượng này nó ảnh hưởng trực tiếp đến vận chuyển container trên đường cũng như việc sắp xếp container trên tàu. Đồng thời, nó còn ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của vỏ container.

Việc xếp hàng lên container không nhất thiết phải tính toán một cách hoàn hảo để phân bổ trọng lượng hợp lý. Tuy nhiên, khi đóng hàng phải dàn trải đều hàng từ trước đến sau cửa container.

Nếu xếp một container hàng vừa có hàng nặng vừa có hàng nhẹ, thì nên xếp hàng nặng bên dưới và hàng nhẹ ở bên trên. Không nên xếp một lượt hàng nặng rồi xếp một lượt hàng nhẹ vì điều này sẽ làm lệch tải container.

Những hậu quả khi phân bổ không đều trọng tải hàng trên tàu container:

  • Hư hỏng container: Gãy ván sàn, cong vẹo container.
  • Hư hỏng hàng hóa: Đóng lệnh tải có khả năng sẽ làm hư hỏng hàng. Việc lệch tải là việc đóng dồn hàng về một đầu, đầu ngược lại phải hàng nhẹ hoặc khoảng trống. Hàng nặng sẽ dịch chuyển trong trường hợp sóng xô hoặc xếp dỡ tác động đến hàng nhẹ.
  • Lệch trọng tâm container khiến cẩu xếp container bị “lock” do lệch tải. Đối với những dàn cẩu bờ hiện đại sẽ có tình trạng “lock” cẩu khi container bị lệch tải.
  • Thay đổi trọng tâm của container gây lật xe container trong quá trình vận chuyển.

Nguyên tắc 6: Nguyên tắc đóng hàng vào container lạnh

Dưới đây là một số quy tắc về đóng hàng vào container để bạn có thể nắm sơ bộ quy trình:

  • Đóng hàng phải tạo độ thông thoáng để dòng khí lạnh luân chuyển từ trước đến sau container.
  • Không được đóng hàng quá đường chỉ đỏ phía trên.
  • Tuân thủ các nguyên tắc đóng hàng đã nêu ở trên.
  • Kiểm tra xe điều hòa và máy điều hòa hoạt động bình thường không.
  • Cài đặt nhiệt độ, độ thông gió đúng kỹ thuật yêu cầu cho mặt hàng cần đóng.
  • Nên đóng hàng đủ nhiệt độ yêu cầu vào container. Không nên đóng hàng chưa đủ nhiệt độ vào container, dễ bị hư hỏng hàng.
Đóng hàng hóa vào container lạnh
Đóng hàng hóa vào container lạnh

Nguyên tắc 7: Chằng buộc, chèn lót hàng hóa trong container

Việc chèn lót hàng hóa trong container là điều quan trọng cần phải lưu ý. Bởi vì, trong quá trình vận chuyển, hàng hóa trong xe luôn ở tình trạng có động năng. Theo quán tính, luôn tồn tại tiềm ẩn trong hàng hóa nếu không có dây chằng buộc hàng hóa đồ sẽ dễ vỡ.

Đối với hàng hóa là máy móc thiết bị thì việc chèn lót là một điều bắt buộc. Tuy nhiên, đối với mặt hàng thuộc pallet hoặc thùng carton thì việc chèn lót đều bị bỏ qua.

Có một trường hợp hàng đổ vỡ thường gặp nhất là khi mở cửa container. Đây là tình trạng hay gặp phải nhất. Khi vận chuyển hàng hóa bị dịch chuyển về phía đuôi container và tựa vào cửa container. Khi cửa container mở ra thì cũng là lúc hàng rơi xuống mặt đất.

Nguyên tắc 8: Kiểm tra, chụp hình lưu lại hình ảnh hàng hóa, container, seal trước và sau khi đóng hàng

Nên kiểm tra container trước khi đóng hàng, liệu container có đủ điều kiện để đóng hàng hay không. Điều kiện như vệ sinh, kỹ thuật, tình trạng container mới cũ, hư hỏng.

Một số cách kiểm tra container trước khi đóng hàng như:

  • Kiểm tra vỏ container có bị lủng hay không: Mở cửa container, đi vào rồi đóng cửa container lại. Nếu kiểm tra có tia sáng lọt qua thì container bị lủng.
  • Mở cửa container đi vào kiểm tra xem có mùi gì hay không.
  • Nhìn xuống phía dưới, nhìn dưới sàn container kiểm tra xem đà container có bị gãy hay không.
  • Kiểm tra chằng cao su tại vỏ container có bị rách, bị bung ra hay không.
  • Kiểm tra các chốt cửa có bị hàn, đục hay không.
  • Kiểm tra số seal đúng hay sai.

Chụp ảnh lưu lại là một trong những nguyên tắc hết sức quan trọng trong nguyên tắc sắp xếp container trên tàu. Mặc dù, việc chụp hình không đảm bảo hàng sẽ được vận chuyển an toàn hơn. Thế nhưng, việc chụp hình được xem là bằng chứng, phân định trách nhiệm trong trường hợp xảy ra những tổn thất hay mất mát hàng hóa về sau.

Chụp hình lưu lại hình ảnh hàng hóa
Chụp hình lưu lại hình ảnh hàng hóa, container, seal trước và sau khi đóng hàng

Trên đây là 8 nguyên tắc sắp xếp container trên tàu mà bạn cần phải lưu ý. Với những nguyên tắc sắp xếp hàng vào container ở trên, Kiến Vàng 247 có thể giúp bạn hạn chế được những tổn thất không đáng có trong quá trình vận chuyển.

>> Có thể bạn quan tâm: Quy Trình Xếp Dỡ Hàng Hóa Container Tại Cảng Biển

Câu Hỏi Thường Gặp:

Có bao nhiêu nguyên tắc sắp xếp contrainer trên tàu?

Có 8 nguyên tắc sắp xếp container trên tàu. Chi tiết các nguyên tắc đã được Kiến Vàng 247 trình bày ở phần trên nội dung.

Tại sao sắp xếp hàng hóa lên tàu container cần phải chụp ảnh?

Vì hình ảnh được xem là bằng chứng cũng như phân định trách nhiệm trong trường hợp xảy ra những tổn thất hay mất mát hàng hóa về sau.