3PL là gì? 5 loại hình doanh nghiệp 3PL phổ biến hiện nay

3pl là gì

3PL là một thuật ngữ rất thông dụng trong vận chuyển hàng hóa. Mục đích chính là giúp hoạt động xuất nhập khẩu được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn, vì vậy chiến lược 3PL trong Logistics đã được ra đời. Vậy mô hình 3PL là gì? Vai trò của 3PL là như thế nào? Và 5 loại hình doanh nghiệp 3PL? Cùng Kiến Vàng 247 tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Doanh nghiệp 3PL là gì?

Doanh nghiệp 3PL thường được hiểu là một đơn vị cung cấp dịch vụ Logistics (hay còn gọi là một doanh nghiệp Logistics Service Provider – LSP). Được thuê với nhiệm vụ tiếp quản các hoạt động bao gồm chiến lược vận hành một mảng nhất định trong Chuỗi cung ứng. Ngoài ra, 3PL có thể giúp doanh nghiệp tận dụng được nguồn lực, tập trung vào việc phát triển các bộ phận khác, đáp ứng theo nhu cầu thị trường.

Doanh nghiệp 3PL là như nào?
Khái niệm 3PL là gì?

3PL có nhiều loại chúng rất đa dạng. Luôn đáp ứng các dịch vụ liên quan đến Logistics của một chuỗi cung ứng. Bao gồm như: vận chuyển, soạn hàng, đóng gói, dự báo hàng tồn trong kho, lưu kho, thực hiện đơn hàng, giao nhận hàng hóa,…

Một doanh nghiệp có thể thuê sử dụng nhiều 3PL, để có thể dễ dàng quản lý mọi chức năng trong chuỗi cung ứng của họ. Nó sẽ tùy nào năng lực & chiến thuật, chiến lược tổng thể. Thực tế thì các doanh nghiệp 3PL như DHL Supply Chain, DB Schenker,… là đối tác của rất nhiều doanh nghiệp trên toàn cầu như Samsung, Intel, BOSCH,… về chuyên mục vận hành kho và vận tải.

Vai trò của dịch vụ 3PL đối với doanh nghiệp

Giả sử nếu một doanh nghiệp không thuê ngoài dịch vụ 3PL thì sao? Vấn đề này thật ra cũng không có gì quan trọng. Mặc dù không có vấn đề gì quá nghiêm trọng nhưng chúng ta cần phải hiểu được một số lợi ích của việc sử dụng dịch vụ 3PL. Những lợi ích của 3PL có thể kể đến như:

  • Giảm chi phí doanh nghiệp ở các mục đầu tư khác:

Với dịch vụ 3PL doanh nghiệp hoàn toàn có thể thương lượng giá cả, chi phí dựa theo khối lượng và tần suất đặt hàng với đơn vị vận chuyển của họ, sử dụng tốt các lợi ích kinh tế trên quy mô.

  • Chuyên tâm vào những khía cạnh khác của doanh nghiệp như:

Marketing, bán hàng, phát triển một số sản phẩm của doanh nghiệp

  • Điều chỉnh tăng giảm quy mô khi cần thiết:

Đa phần các doanh nghiệp đều trải qua những giai đoạn biến động về nhu cầu trong suốt cả năm. Sử dụng 3PL cho phép cấp lãnh đạo quản lý các đỉnh và đáy một cách hiệu nhất mà không phải cam kết vốn khi không cần thiết.

  • Trải nghiệm ở thị trường mới:

Đối với doanh nghiệp 3PL trên toàn quốc, doanh nghiệp có thể thay đổi linh hoạt thử nghiệm ở các thị trường mới mà không cần có cam kết đầu tư vào bất kỳ khoản đầu tư lớn nào.

  • Cung cấp trải nghiệm khách hàng ở khả năng tốt nhất: 

Khách hàng luôn muốn có được hàng ngay sau thời gian đặt là trong ngày hoặc qua ngày hôm sau. Nếu doanh nghiệp sử dụng nhà cung cấp dịch vụ doanh nghiệp 3PL thì sẽ đáp ứng ngay nhu cầu vận chuyển nhanh chóng của khách hàng, nhờ có tính chuyên môn cao và xử lý hiệu quả của donh nghiệp 3PL.

  • Tránh giảm một phần rủi ro:

Vì một số lý do nào đó sẽ dẫn đến việc chậm trễ trong lúc vận chuyển. Những trường hợp không thể nào lường trước xuất hiện, doanh nghiệp 3PL sẽ có trách nhiệm tìm cách thay thế làm sao để đơn đặt hàng của bạn hoàn thành trong thời gian nhanh nhất có thể. Doanh nghiệp cũng sẽ được đảm bảo trong trường hợp hàng hóa, sản phẩm bị lỗi, hư hỏng hoặc mất mát.

  • Chủ động liên hệ xử lý về Logistics quốc tế:

Nếu doanh nghiệp của bạn đang bán hàng trên thị trường quốc tế, 3PL có thể xử lý các loại giấy tờ, thuê, hải quan. Đồng thời giải quyết một số vấn đề phát sinh khác ở biên giới, làm chậm trễ đơn hàng của bạn. Dẫn đến việc chi phí cao nếu không được thực hiện kỹ lưỡng. Bên cạnh đó, tiết kiệm  được thời gian cố gắng tìm ra các quy tắc phức tạp liên quan đến nhiều quốc gia.

5 loại hình doanh nghiệp 3PL phổ biến nhất hiện nay

Ngoài một số hoạt động đã kể đến như vận chuyển, soạn hàng, đóng gói, dự báo hàng tồn trong kho, lưu kho, thực hiện đơn hàng, giao nhận hàng hóa,…Các doanh nghiệp 3PL hiện nay được chia thành 5 loại chính gồm:

Dịch vụ vận chuyển (Transportation-based LSPs)

Các doanh nghiệp trong loại hình này chủ yếu tập trung cung cấp các phương thức vận tải. Đồng thời còn là danh mục giải pháp Logistics toàn thể gồm vận chuyển theo hợp đồng chuyên dụng, quản lý các hoạt động vận tải, trung tâm vận hành và phát triển giải pháp Logistics.

Ví dụ về: Schneider Electric, APL Logistics, National, UPS và FedEx

Dịch vụ phân phối (Distribution-based LSPs)

Đối với loại doanh nghiệp này nhiệm vụ chính là cung cấp dịch vụ lưu kho theo hợp đồng. Mặc dù là chủ yếu liên quan đến quản lý hàng tồn kho, quản lý đơn đặt hàng và lưu trữ sản phẩm, nhiều LSP cũng phân phối và cung cấp dịch vụ vận chuyển hạn chế, để hỗ trợ đối tượng khách hàng của họ tối ưu hóa, điều phối và thực hiện giao hàng bằng tất cả các phương thức khác nhau.

Ví dụ: DSC Logistics, Excel, DB Schenker và Caterpillar Logistics Services

Cung cấp dịch vụ phân phối
Cung cấp dịch vụ phân phối

Dịch vụ giao nhận (Forwarder-based LSPs)

Loại hình dịch vụ này sẽ gồm các đơn vị giao nhận, điều hành vận tải, môi giới và đại lý quản lý việc tìm kiếm cho khách hàng. Họ không có bất kỳ thiết bị vận chuyển nào. Mà thay vào đó, họ phải sắp xếp để vận chuyển cho các lô hàng LTL (Less than truckload), đặt hàng theo đường hàng không và đường biển, luôn hỗ trợ vận chuyển các đơn hàng quốc tế, cũng như chuẩn bị và xử lý tài liệu và cung cấp các dịch vụ vận tải khác.

Ví dụ: C.H. Robinson Worldwide Inc., Kuehne + Nagel Inc và Hub Group Inc.

Dịch vụ tài chính (Financial-based LSPs)

Loại LSP này sẽ hỗ trợ người gửi hàng với nhiều chức năng tài chính phát sinh từ các hoạt động vận tải. Các dịch vụ như: thanh toán cước phí, kiểm kê hóa đơn hàng hóa, xếp hạng hàng hóa và kế toán tổng hợp. Một số dịch vụ khác bao gồm khả năng thanh toán qua điện tử, quản lý tiền tệ quốc tế, báo cáo đúng với của hãng vận chuyển và quản lý yêu cầu vận chuyển hàng hóa.

Ví dụ: GXS Inc.,Systems Inc., Cass Information Systems Inc., FleetBoston Financial.

Dịch vụ công nghệ (Technology-based LSPs)

Một khi khả năng công nghệ phát triển. Các LSP sẽ tự giảm chi phí cho việc quản lý khả năng các thông tin. Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp đang tìm đến LSP của họ để cung cấp kiến ​​thức chuyên môn. Chọn lọc, thu thập dữ liệu và đưa dữ liệu trực tiếp vào hệ thống xương sống của họ, để thực hiện các chức năng thương mại điện tử và cho phép tham gia vào chuỗi cung ứng dựa trên Web.

Ví dụ:  Transplace Inc., APL Logistics, Freightquote (C.H.Robinson).

Các bạn đã vừa được tham khảo qua chi tiết về khái niệm 3PL là gì? Kiến Vàng 247 hi vọng rằng với những thông tin đã được chia sẻ ở bài viết này sẽ giúp các bạn bỏ túi kiến thức về các vấn đề liên quan đến 3PL.

>> Xem thêm: Vận đơn là gì? Tất tần tật về các loại vận đơn mới nhất hiện nay