Xem nhanh
Khi ghé thăm một nhà hàng, khách sạn nào đó bạn thường quan tâm đến cách phục vụ bàn, đồ ăn, thức uống và cả cách nhân viên tại đây chào đón như thế nào nữa. Kỹ năng phục vụ bàn là một trong những điều kiện cần để ứng tuyển vào một số vị trí phục vụ trong nhà hàng, khách sạn. Khách hàng có đến tiếp lần sau nữa hay không đều phụ thuộc vào cách phục vụ bàn của nhân viên. Chính vì vậy, để trở thành một nhân viên phục vụ giỏi, ngoài việc giao tiếp tốt, xử lý tình huống nhanh thì bạn cần phải rèn luyện thêm nhiều kỹ năng khác nữa. Hãy cùng Kiến Vàng 247 tìm hiểu về những kỹ năng để trở thành một nhân viên phục vụ chuyên nghiệp.
Phục vụ bàn là gì?
Phục vụ bàn là công việc thuộc ngành Nhà hàng – Khách sạn. Trách nhiệm chính của nhân viên phục vụ bàn là bưng bê, phục vụ món ăn, thức uống cho thực khách tại nhà hàng và các địa điểm ăn uống khác.
Những công việc mà nhân viên phục vụ nhà hàng phải làm:
- Dọn dẹp, bài trí bàn tiệc, khu vực ăn uống cho khách.
- Chào khách hàng, trình thực đơn cho khách.
- Trả lời những câu hỏi liên quan đến thực đơn cho khách.
- Ghi nhận yêu cầu thức ăn, đồ uống từ khách.
- Kiểm tra phiếu gọi món, chuyển danh sách gọi món xuống bếp để bộ phận bếp thực hiện.
- Mang đồ ăn, thức uống cho khách.
- Đáp ứng yêu cầu phục vụ, giải đáp thắc mắc từ khách hàng.
- Dọn dẹp sau khi khách dùng bữa xong.
- Sắp xếp chỗ ngồi và chào đón khách mới.
Các kỹ năng phục vụ bàn cơ bản
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng, kỹ năng này cần có ở rất nhiều vị trí việc làm, đặc biệt là ở vị trí phục vụ bàn, do vậy giao tiếp chính là ” cần câu cơm ” của ngành dịch vụ.
Nếu giao tiếp tốt bạn sẽ dễ dàng bắt chuyện với khách hàng, vui vẻ chào đón khách, giới thiệu cho khách các món ăn có trong thực đơn, tư vấn để thực khách lựa chọn những món ăn phù hợp,… Để làm tốt công việc này, yêu cầu nhân viên phục vụ cần có kỹ năng giao tiếp khéo léo, thái độ phục vụ lịch sự, giọng nói dễ nghe, phát âm chuẩn để gọi đơn chuẩn cho khách hàng. Không những vậy, bạn còn phải biết cách giao tiếp bằng ánh mắt để biểu đạt thông tin một cách hiệu quả.
Kỹ năng quan sát
Bên cạnh kỹ năng giao tiếp, cách phục vụ bàn tốt còn được thể hiện qua kỹ năng quan sát. Với kỹ năng này, nhân viên phục vụ có thể hoàn thành xuất sắc các công việc của mình.
Bạn phải quan sát thật kỹ để biết được nên bưng tiếp món ăn khi nào là hợp lý, rót rượu kịp thời khi khách đã uống cạn, khách hàng có cần hỗ trợ gì trong lúc dùng bữa hay không, khách đã thanh toán hóa đơn trước khi rời đi hay chưa, khách có lấy nhầm thứ gì từ nhà hàng không,… để biết được tình hình đưa ra biện pháp xử lý cho hiệu quả.
Sau khi khách ăn xong và rời đi, phục vụ bàn cần quan sát để tiếp đón kịp thời khách hàng mới vào. Tìm chỗ trống, mời khách hàng vào ngồi và gọi món. Có thể nói rằng, kỹ năng quan sát là một trong những kỹ năng quan trọng mà bạn cần phải nắm rõ và thực hành sao cho thuần thục. Có như vậy cách phục vụ bàn của bạn trong công việc mới hoàn thiện lên được.
Kỹ năng giải quyết vấn đề khi có sự cố phát sinh
Trong lúc phục vụ khách hàng thì việc xãy ra sự cố là điều hết sức bình thường. Sực cố có thể xuất phát từ nhà hàng hoặc từ chính bản thân của bạn. Cho dù là sự cố bên nào đi nữa thì nhiệm vụ của người nhân viên phục vụ bàn chính là việc đưa ra giải pháp xử lý tình huống nhanh chóng, kịp thời để khách hàng hài lòng mà không làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà hàng.
Thông thường, khi vào làm nhà hàng, người quản lý sẽ dưa ra một vài tình huống và có những phương án xử lý để nhân viên thực hiện theo. Tuy nhiên sẽ có một số trường hợp xãy ra mà bạn không thể lường trước được, lúc này bạn phải tự mình xử lý tình huống đó một cách khôn khéo, khách hàng thấy hài lòng và không làm ảnh hưởng đến danh tiếng nhà hàng. Có thể nói rằng, kỹ năng giải quyết vấn đề là một kỹ năng quan trọng bạn cần phải rèn luyện thường xuyên thì mới có thể giải quyết chúng một cách chuyên nghiệp.
Kỹ năng chăm sóc khách hàng
Đối với những người làm ở lĩnh vực dịch vụ nhà hàng, khách sạn thì thái độ phục vụ của nhân viên quyết định đến lượng khách tăng hay giảm, để lấy được thiện cảm của khách hàng thì nhân viên phục vụ phải chuyên nghiệp trong khoản chăm sóc khách hàng. Kỹ năng này được thể hiện ngay từ khi khách hàng bước chân vào nhà hàng của bạn.
Bạn cần phải vui tươi khi đón tiếp khách, sắp xếp chỗ ngồi cho khách, tư vấn món cho khách, đưa đồ ăn và thức uống đúng với yêu cầu của thực khách. Cuối cùng đừng quên hỏi thăm khách hàng có hài lòng với cách phục vụ bàn của nhà hàng hay không và cần phục vụ gì thêm nữa không,… Đây là một số điều bạn phải làm để trở thành một người phục vụ chuyên nghiệp.
Kỹ năng chịu đựng áp lực công việc
Thông thường, làm việc ở nhà hàng vào giờ cao điểm thì khách đến rất nhiều, do đó áp lực đối với nhân viên phục vụ là rất lớn. Những người bồi bàn phải chạy đua với thời gian. Luôn đảm bảo món ăn được lên bàn một cách nhanh chóng và mọi yêu cầu của khách hàng đều phải được đáp ứng chỉ trong chốc lát,… Có thể nói rằng, giờ cao điểm như ” cuộc chạy đua marathon ” đối với nhân viên bồi bàn. Nếu bạn không chịu đựng được áp lực, thì có lẽ bạn sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu của một người phục vụ.
Vậy nên, bên cạnh chăm sóc khách hàng tốt thì chịu đựng áp lực công việc cũng là một kỹ năng vô cùng quan trọng khi phục vụ tại nhà hàng. Hãy cố gắng luyện tập kỹ năng này một cách chăm chỉ nếu bạn muốn làm việc trong môi trường nhà hàng, khách sạn.
Kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng
Kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng là một trong những yêu tố cần thiết để đem đến sự hài lòng cho thực khách. Bởi vì, nhân viên là người trực tiếp làm việc với khách hàng, vì vậy nắm bắt tâm lý khách hàng, truyền đạt những thông tin để khách hàng cảm thấy dễ hiểu, bị thu hút và mang đến sự hài lòng cho khách. Để nắm bắt được tâm lý khách hàng bạn cần phải giao tiếp với khách hàng thật nhiều để biết được khách hàng đang nghĩ gì.
Một số lưu ý khi phục vụ bàn
Luôn mỉm cười với khách
Đối với những ai đang làm ở lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là nhân viên bồi bàn – người thường xuyên tiếp xúc với khách hàng nhiều nhất. Hầu hết các nhân viên ở nhà hàng, khách sạn luôn niềm nở nụ cười và chuyên nghiệp trong công việc của mình đó là ” vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi “. Cho dù ở thời điểm cuối ca làm, các nhân việt đã kiệt quệ tinh thần nhưng trên gương mặt của họ vẫn luôn rạng rỡ, chăm sóc khách hàng với tinh thần tràn đầy năng lượng.
Có thể nói rằng mỉm cười với khách là một trong những kỹ năng quan trọng mà mỗi nhân viên phục vụ cần phải rèn luyện và sử dụng hằng ngày. Chắc chắn những nhà hàng có thái độ, chất lượng phục vụ tốt, nhân viên luôn trong trạng thái vui tươi chào đón khách, xem họ như những ông hoàng, bà chúa thì chắc chắn sẽ giữ chân được nhiều vị khách khó tính.
Trí nhớ tốt, nắm rõ thực đơn
Để cách phục vụ bàn trở nên tốt hơn, thì nhân viên cần phải nắm rõ thực đơn gồm những đồ ăn, thức uống nào. Việc nắm rõ thực đơn sẽ giúp nhân viên tự tin hơn trong việc giới thiệu và tư vấn món ăn cho khách hàng. Như vậy, kỹ năng giao tiếp của bạn sẽ trở nên xuất sắc hơn. Có một trí nhớ tốt giúp nhân viên ghi nhớ được những yêu cầu của khách hàng và thực hiện chúng một cách nhanh gọn.
Không được đếm tiền tip trước mặt khách hàng
Thông thường tại các nhà hàng, khách sạn lớn khi nhân viên bồi bàn phục vụ tốt thì khách sẽ boa cho bạn. Chính vì sự phục vụ quá tận tình, chu đáo nên có nhiều khách hàng hào phóng boa cho bạn số tiền kha khá để đáp lại lòng thành của mình. Tuy vậy, đừng vì quá vui mừng mà đếm tiền tip đó trước mặt khách đấy nhé! Bạn sẽ dễ bị lầm tưởng là ” người ham tiền chứ không phải ham nghề “.
Biết rằng, mỗi khách sẽ cho bạn tiền boa với mệnh giá khác nhau, nhưng đừng vì tiền boa ít ỏi mà quên đi nhiệm vụ công việc của mình. Có như vậy bạn mới được công nhận là một người nhân viên yêu nghề và một người có thái độ làm việc tốt.
Trên đây là những chia sẻ về cách phục vụ bàn và những lưu ý phục vụ bàn tại nhà hàng, khách sạn mà Kiến Vàng 247 muốn gửi đến cho các bạn. Với những thông tin này, Kiến Vàng mong rằng những ai đang muốn trở thành một nhân viên phục vụ chuyên nghiệp nên học hỏi những kỹ năng cơ bản này để sau khi đi làm khỏi phải bị sốc và bỡ ngỡ.
Có thể bạn quan tâm: Nhân viên order là gì? Những kỹ năng của một nhân viên order