Phúc lợi là gì? Vai trò của phúc lợi đối với người lao động

Phúc lợi là gì

Phúc lợi được hiểu nôm na là một trong các quyền lợi dành cho người lao động dưới sự giám hộ của pháp luật và Nhà nước. Để bắt tay lâu dài với các doanh nghiệp, ngoài tiền lương ra thì các chính sách phúc lợi cũng chính là yếu tố chủ chốt cho việc ở lại làm việc của người công nhân. Vậy phúc lợi là gì? Gồm những loại nào? Tại sao doanh nghiệp cần phải xây chính sách phúc lợi cho nhân viên? Hãy cùng Kiến Vàng 247 khám phá nội dung bên dưới để biết thêm nhiều nội dung.

Các khái niệm liên quan đến phúc lợi

Phúc lợi là gì?

Phúc lợi ( Tên tiếng anh: Welfare) là phần thù lao gián tiếp được trả dưới dạng như hỗ trợ về cuộc sống cho người lao động. Thông thường, phúc lợi chiếm tới 30% thù lao tài chính. Đối với các nước phát triển như Mỹ, Canada,… khi tiền lương của người lao động đạt ở mức độ cao thì các tổ chức có xu hướng tăng các phúc lợi để thu hút và giữ chân những nhân tài này.

Theo Tổ chức Lao động Quốc Tế (ILO) phúc lợi của người lao động được hiểu là “Các loại cơ sở vật chất, dịch vụ và tiện nghi được xây dựng theo cam kết tạo điều kiện cho người lao động được làm việc trong một môi trường lành mạnh và tận dụng các lợi ích có sẵn để bảo vệ sức khỏe, tinh thần và năng suất làm việc”.

Phúc lợi xã hội là một trong những quyền lợi của người dân lao động được hưởng do pháp luật Nhà nước bảo hộ. Chi phí phí phúc lợi xã hội được doanh nghiệp chi trả và trích ra một phần tiền lương của người lao động. Các hoạt động, cũng có thể được cung cấp trên tinh thần tự nguyện của các doanh nghiệp.

Phúc lợi của người lao động
Phúc lợi của người lao động

Phúc lợi là lợi ích được tạo ra về cả mặt vật chất lẫn tinh thần nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống và hiệu quả làm việc của người lao động. Thông thường, chính sách phúc lợi bao gồm các loại tiền thưởng mà người lao động nhận được trực tiếp, hoặc gián tiếp thông qua các chế độ bảo hiểm, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Quỹ phúc lợi

Mỗi doanh nghiệp đều có những quỹ phúc lợi riêng để hỗ trợ cho người lao động của mình trong các trường hợp đặc biệt. Dưới đây là những khoản chi trực tiếp dành cho người lao động, có hóa đơn và chứng từ như sau:

  • Quỹ phúc lợi để chi cho đám hiếu, đám hỷ của bản thân cũng như gia đình cảu người lao động.
  • Quỹ phúc lợi để chi cho các kỳ nghỉ lễ, chữa trị dành cho người lao động.
  • Dùng để chi cho các hoạt động công tác, đào tạo nghề, bổ sung kiến thức, kỹ năng chuyên môn cho người lao động tại trụ sở của doanh nghiệp.
  • Chi phí cho việc hỗ trợ gia đình của người lao động phải chịu ảnh hưởng từ nhiều thiên tai, tai nạn, đau ốm.
  • Quỹ phúc lợi để chi vào các khoản khen thưởng về các thành tích tốt của người dân lao động.
  • Chi phí hỗ trợ đi lại cho các ngày lễ, Tết củ người lao động cùng với những khoản chi phí khác có tính phúc lợi theo quy định của Bộ Tài chính.

Tất cả các khoản trích này không được phép vượt quá 1 tháng lương cứng của người lao động trên thực tế trong năm.

Mỗi doanh nghiệp đều có quỹ phúc lợi riêng
Mỗi doanh nghiệp đều có quỹ phúc lợi riêng để hỗ trọ cho người lao động

Lương phúc lợi

Lương phúc lợi có thể hiểu là lương tháng 13 dành cho người lao động. Đây chính là khoản thưởng mà người lao động đã thỏa thuận ngay từ lúc ban đầu và sẽ nhận được số tiền này vào cuối năm hoặc vào thời điểm nhất định nào đó có ghi ở hợp đồng lao động. Số tiền thưởng này được đánh giá dựa trên hiệu suất công việc, sản xuất, kinh doanh hàng năm doanh nghiệp đạt được. Nếu doanh nghiệp gặp vấn đề làm ăn thua lỗ, hay nhân viên làm việc kém hiệu quả thì sẽ không nhận được khoản phúc lợi nào.

Lương tháng 13 dành cho người lao động
Lương tháng 13 dành cho người lao động

Tài sản cố định phúc lợi

Tài sản cố định phúc lợi là những tài sản vật chất mà các doanh nghiệp dành cho người lao động, có trích khấu hao của Bộ Tài chính như sau:

  • Những tài sản cố định của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, ngoại trừ một số tài sản như được sử dụng trong cách hoạt động phúc lợi để phục vụ cho người lao động của doanh nghiệp đó ( không tính những tài sản cố định như nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn, nhà thay đồ, nhà vệ sinh, nhà giữ xe, phòng y tế, xe đưa đón người lao động, các cơ sở đào tạo, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp cung cấp,…)
  • Đối với trường hợp những tài sản cố định được sử dụng trong các hoạt động phúc lợi để phục vụ cho người lao động của các doanh nghiệp có người tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp đó có thể căn cứ vào thời gian cũng như tính chất của việc sử dụng các tài sản cố định và thực hiện việc trích khấu hao vào chi phí kinh doanh của chính doanh nghiệp đó.
Tài sản cố định mà các doanh nghiệp dành cho người lao động
Tài sản cố định mà các doanh nghiệp dành cho người lao động

Nhà nước phúc lợi

Nhà nước phúc lợi là mô hình Chính phủ và Nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội. Cụ thể như sau:

  • Việc Nhà nước cung cấp đầy đủ dịch vụ phúc lợi cho người dân.
  • Đây là mô hình lý tưởng và Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc chi trả toàn bộ phúc lợi của người dân. Trách nhiệm ở đây mang tính toàn diện, toàn bộ mọi phúc lợi đều được cân nhắc thật kỹ càng, đảm bảo chắc chán và đúng đối tượng.
  • Nhà nước phúc lợi đảm nhiệm việc cung cấp các phúc lợi xã hội. Đối với một số nước trên thế giới, việc cung cấp phúc lợi xã hội không chỉ dành riêng cho Nhà nước mà còn là sự kết hợp giữa nhiều dịch vụ của Chính phủ hay các nhà đầu tư, mạnh thường quân, công ty, các tổ chức các nhân,….
Nhà nước cung cấp đầy đủ các chính sách phúc lợi cho người dân
Nhà nước cung cấp đầy đủ các chính sách phúc lợi cho người dân

Các loại phúc lợi cho người lao động

Phúc lợi bắt buộc

Phúc lợi bắt buộc là phúc lợi tối thiểu mà các tổ chức phải đưa ra theo yêu cầu của Pháp luật. Theo Bộ Luật lao động và Luật bảo hiểm xã hội, chế độ phúc lợi bắt buộc bao gồm 5 loại bảo hiểm xã hội sau:

  • Trợ cấp ốm đau
  • Tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp
  • Thai sản
  • Hưu trí
  • Tử tuất

Trên đây là những phúc lợi để đảm bảo về vật chất và tinh thần cho người dân lao động, người thân trong gia đình khi họ không may bị mất hoặc giảm một phần khả năng lao động do ốm đau, thai sản, tai nạn, đến tuổi hưu trí hoặc qua đời. Hơn nữa, doanh nghiệp còn phải đóng bảo hiểm y tế cho nhân viên theo quy định của pháp luật.

Phúc lợi chế độ thai sản
Phúc lợi chế độ thai sản

Căn cứ theo Nghị Quyết 116/NQ-CP ngày 24/09/2021 của Chính phủ quy định:

“2. Giảm mức đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19

a) Đối tượng áp dụng

Người sử dụng lao động quy định tại Điều 43 của Luật Việc làm (không bao gồm các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách Nhà nước đảm bảo chi thường xuyên) đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp trước ngày 01 tháng 10 năm 2021.

b) Mức giảm đóng

Người sử dụng lao động được giảm mức đóng từ 1% xuống bằng 0% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

c) Thời gian thực hiện giảm mức đóng

12 tháng kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 09 năm 2022.”

Giai đoạn từ ngày 01 tháng 10 năm 2022 trở đi tỉ lệ trích bảo hiểm như sau:

STTCác khoản bảo hiểm trích theo lươngTrích vào chi phí của Doanh nghiệpTrích vào Lương của NLĐTổng cộng
1BHXH17,5%8%25,5%
2BHYT3%1,5%4,5%
3BHTN1%1%2%
4Tổng các khoản bảo hiểm21,5%10,5%32%
5Kinh phí công đoàn (KPCĐ)2%2%

Ghi chú:

  • Trong khoản trích BHXH là 17,5% trích vào doanh nghiệp thì trong đó: Trích 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất, 3% vào quỹ ốm đau và thai sản, 0,5% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh tật ốm đau.
  • Trường hợp là doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ-BNN: Nếu đủ điều kiện có văn bản đề nghị và được Bộ LĐTBXH chấp nhận thì được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức 0,3%.

Như vậy:

  • Từ tháng 10/2021 đến hết 30/6/2022 hàng tháng doanh nghiệp phả đóng cho cơ quan BHXH Quận, Huyện là 30,5% (BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN).

(Trong đó: Trích vào chi phí của doanh nghiệp là 20% và trích vào tiền lương của người lao động là 10,5%)

  • Từ tháng 07/2022 đến hết 30/09/2022 hàng tháng doanh nghiệp phải đóng cho cơ quan BHXH Quận, Huyện là 31% (BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN).

(Trong đó: Trích vào chi phí của doanh nghiệp là 20,5% và trích vào tiền lương của người lao động là 10,5%)

Việc giảm trừ mức đóng BHTN sẽ được thực hiện tự động, không phát sinh thủ tục hành chính.

  • Từ tháng 10/2022 trở đi hàng tháng doanh nghiệp phải đóng cho cơ quan BHXH Quận, Huyện là 32% (BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN).

(Trong đó: Trích vào chi phí của doanh nghiệp là 21,5% và trích vào tiền lương của người lao động là 10,5%)

  • Đóng cho Liên đoàn lao động Quận, Huyện là 2% (KPCĐ) trên tổng quỹ tiền lương hàng tháng mà doanh nghiệp chi trả cho người lao động tham gia BHXH.

Phúc lợi tự nguyện

Bên cạnh các loại phúc lợi xã hội bắt buộc, nhiều doanh nghiệp lớn còn đãi ngộ người lao động thông qua các phúc lợi tự nguyện. Chế độ phúc lợi tự nguyện là các loại phúc lợi mà các tổ chức, doanh nghiệp đưa ra căn cứ vào khả năng tài chính và chính sách của lãnh đạo có thể thay đổi linh hoạt từ phía doanh nghiệp. Trong đó, mua bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động và người thân của họ là nhiều nhất.

Có rất nhiều loại phúc lợi tự nguyện để các doanh nghiệp có thể áp dụng thực hiện như: lương thưởng hấp dẫn, tăng lương hàng năm, nghỉ phép hàng năm, du lịch cùng công ty, thực hiện các chương trình đào tạo chuyên môn, khám sức khỏe định kỳ, trả lương làm thêm giờ, lương ngày lễ, phụ cấp ăn trưa, thưởng cổ phiếu, phụ cấp tiền điện thoại, trợ cấp tiền đi lại, cung cấp nơi ở và một số trợ cấp khác.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp còn đưa ra một số phúc lợi khác nhau tùy vào nhu cầu của người dân lao động như chí di chuyển đi làm, chi phí ăn uống hàng ngày. Nhiều doanh nghiệp rất coi trọng việc cung cấp các phúc lợi liên quan đến đời sống tinh thần và giải trí của nhân viên như các hoạt động chăm sóc sức khỏe, hoạt động thể thao giải trí.

Lương thưởng hằng năm cho người lao động
Thưởng hằng năm cho người lao động

Vai trò của phúc lợi lao động đối với doanh nghiệp và người lao động

Đối với doanh nghiệp

Tránh rủi ro: Các chính sách phúc lợi dành cho người lao động giúp doanh nghiệp quản trị rủi ro cao với chi phí thấp và giảm bớt gánh nặng tài chính. Phí của bảo hiểm đã được khấu trừ thuế như chi phí của công ty.

Giảm chi phí thuê nhân công: Phúc lợi là yếu tố mà người đi làm quan tâm nhất khi lựa chọn công ty. Một chính sách phúc lợi tốt sẽ là công cụ hữu ích cho các doanh nghiệp thu hút được một lượng lớn người lao động, giữ chân nhân viên giỏi, góp phần làm tăng thêm độ uy tín cho công ty, tiết kiệm được một khoản ngân sách cho việc tuyển lao động.

Nâng cao hiệu quả làm việc: Các chính sách phúc lợi góp phần xây dựng một lực lượng lao động khỏe mạnh hơn, tỷ lệ nghỉ việc và ốm đau thấp hơn. Đồng thời, nâng cao tinh thần làm việc và sự hai lòng về công việc hiện tại của nhân viên. Năng suất của nhân viên được cải thiện khi họ đảm bảo được vấn đề an sinh xã hội.

Tạo ra văn hóa doanh nghiệp: Khi người lao động cảm thấy được đãi ngộ tốt nhờ những chính sách này, tạo cho họ động lực làm việc chăm chỉ, gắn bó lâu dài với công ty. Từ đó, mối quan hệ giữa người thuê lao động và người lao động trở nên tốt đẹp hơn trong việc hợp tác cùng nhau phát triển.

Vai trò của phúc lợi lao động đối với doanh nghiệp
Vai trò của phúc lợi lao động đối với doanh nghiệp

Đối với người lao động

An tâm trong việc trao gửi lòng tin vào doanh nghiệp: Người lao động có thể yên tâm làm việc, tăng năng xuất lao động cho doanh nghiệp khi mức độ hài lòng của người lao động và người thân được bảo vệ. Điều này thúc đẩy nhân viên có động lực làm việc, có ý chí gắn bó lâu dài với công ty.

Nâng cao tài chính bên cạnh mức lương cơ bản: Nhân viên có thể nhận tiền trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các gói bảo hiểm, dịch vụ, một số chế độ đãi ngộ khác.

Bảo vệ sức khỏe tinh thần: Người lao động khi được quan tâm bằng những chính sách phúc lợi hợp lý sẽ nâng cao mức độ hài lòng của nhân viên về doanh nghiệp, giảm tình trạng tiêu cực trong công việc hay nhảy việc sang công ty khác.

Cải thiện sức khỏe thể chất: Nhân viên có sức khỏe tốt, được chăm sóc y tế đinh kỳ sẽ giảm thiểu tình trạng ốm đau và làm việc có năng suất, chất lượng.

Đảm bảo thu nhập khi bị bênh tật: Trường hợp, người lao động có bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tàn tật vẫn bảo toàn được thu nhập trong trường hợp bị bệnh nặng hoặc tàn tật.

Gia tăng sự gắn bó: Chế độ phúc lợi tốt thúc đẩy ” tình thương mến thương ” giữa người lao động với người lao động, giữa người lao động với doanh nghiệp thông qua môi trường làm việc thân thiện.

Vai trò của phúc lợi đối với người dân lao động
Người lao động có thể yên tâm hơn với các chính sách phúc lợi

Trên đây là những chia sẻ hữu ích liên quan đến phúc lợi là gì? Các loại phúc lợi và vai trò của phúc lợi đối với doanh nghiệp ngày nay. Thông qua những thông tin này, Kiến Vàng 247 hy vọng người lao động có thể nắm bắt được đầy đủ những thông tin về phúc lợi để đưa ra những thỏa thuận, áp dụng đúng các chính sách này để bảo vệ quyền lợi cho bản thân trong quá trình lao động.

>> Có thể bạn quan tâm: Nhân lực là gì? Vai trò, đặc điểm của nguồn nhân lực