Chế độ đãi ngộ là gì? Nghệ thuật giữ chân người tài

chế độ đãi ngộ là gì?

Chế độ đãi ngộ cho nhân viên được xem là yếu tố quan trọng nhằm để thu hút cũng như là giữ chân người tài. Ngoài nhận lương thưởng ra, thì với các chính sách đãi ngộ chính là động lực to lớn để nhân viên làm việc hăng hái và nhiệt tình cống hiến trong mọi công việc giao phó.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp hiện nay dù đã sẵn sàng chi trả một mức lương khá cao, nhưng vẫn không thể nào giữ chân được người có tài, tại sao vậy? Cùng Kiến Vàng 247 tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này nhé, cũng như có thể đưa ra những lời khuyên hữu ích trong việc xây dựng các chế độ đãi ngộ cho nhân viên trong bài viết sau đây nhé!

Chế độ đãi ngộ là gì?

Chế độ đãi ngộ còn được hiểu là chế độ đãi ngộ cho nhân viên hay chế độ đãi ngộ của một doanh nghiệp/ tổ chức nào đó. Đây chính là việc doanh nghiệp sẽ là người chăm lo cho người lao động của mình về đời sống vật chất cũng như là tinh thần nhằm mục đích sẽ đảm bảo người lao động làm việc một cách tốt hơn.

Chế ngộ đãi ngộ cho nhân viên còn được hiểu đơn giản là các chính sách của mỗi doanh nghiệp xây dựng nên, nhằm mục đích chăm lo cho người lao động của mình cả về vật chất lẫn cả tinh thần, giúp họ có thêm niềm động lực to lớn tinh thần làm việc. Qua đó họ sẽ cống hiến, đóng góp nhiều hơn nữa vào các mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Chế độ nhân viên viên là gì?
Chế độ đãi ngộ nhân viên viên là gì?

Tại sao cần phải xây dựng chính sách đãi ngộ?

Đối với nhân viên

  • Nhằm cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động tốt hơn
  • Tạo ra những động lực to lớn giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn
  • Khẳng định được vị trí của từng nhân viên trong doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp

  • Duy trì được sự ổn định về nguồn nhân lực làm việc, giữ chân người tài
  • Nâng cao hiệu suất lao động trong mọi quá trình hoạt động của doanh nghiệp

>> Xem thêm: Các cách đề nghị xin tăng lương hiệu quả

Chế độ đãi ngộ cho nhân viên bao gồm những gì?

Hiện nay một số người làm trong Nhân sự, hay bộ phận C&B vẫn đang có sự nhầm lẫn lớn về những chế độ đãi ngộ cho nhân viên khi cho rằng đãi ngộ cho nhân viên chỉ đơn giản là các khoản lương, thưởng và các khoản đóng bảo hiểm định kỳ theo quy định.

Đó là một quan điểm hết sức sai lầm. Trên thực tế, chế độ đãi ngộ của nhân viên sẽ bao gồm nhiều hơn như vậy. Nếu xét đơn giản chỉ là lương thưởng, vậy thì tại sao vẫn có tình trạng có rất nhiều nhân viên phải từ bỏ doanh nghiệp trong khi đó họ vẫn được trả với mức lương cao so với mặt bằng chung hiện nay?

Chế độ đãi ngộ cho nhân viên sẽ gồm có 3 cấu thành cơ bản tạo thành như:

  • Đãi ngộ bằng tiền mặt
  • Đãi ngộ bằng quyền lợi
  • Đãi ngộ phi tài chính

Chi tiết như thế nào chúng ta sẽ cùng nhau đi phân tích cụ thể nhé:

Nhân viên nên có những chế độ lao động nào?
Nhân viên nên có những chế độ lao động nào?

Chế độ đãi ngộ cho nhân viên bằng tiền mặt

Đãi ngộ bằng tiền mặt sẽ bao gồm như: lương, phụ cấp, thưởng,…tùy thuộc vào từng doanh nghiệp sẽ khác nhau.

Mức lương

Lương là một trong những vấn đề được người lao động quan tâm nhất trong chế độ đãi ngộ cho nhân viên. Điển hình nhất là trong cuộc phỏng vấn, thì phải có đến 80% là ứng viên sẽ đặt câu hỏi này với nhà tuyển dụng. Tùy thuộc vào từng vị trí làm việc và đặc thù của mỗi công việc sẽ khác nhau, mỗi doanh nghiệp sẽ có những hình thức chi trả lương cũng sẽ khác nhau cho từng nhân viên.

Hiện nay, xu hướng khá mới trong các doanh nghiệp đó là áp dụng các Chính sách trả lương 3P, nhằm tối ưu hóa tính hiệu quả và đảm bảo tính công bằng cho nhân sự.

Theo đó, lương 3P sẽ bao gồm:

  • Mức lương cơ bản (P1 + P2): Trả theo vị trí từng công việc (Position) và Năng lực của cá nhân (P2). Đây sẽ là phần lương cố định hằng tháng mà mỗi doanh nghiệp sẽ trả cho người lao động.
  • Lương kết quả (P3): Trả theo kết quả của công việc (Performance). Đây sẽ là phần lương không được cố định, nó sẽ biến đổi tùy thuộc vào hiệu suất cũng như là thành tích đạt được của người lao động đó.

Phụ cấp

Bên cạnh là những khoản tiền chính là lương, các doanh nghiệp sẽ còn có các khoản hỗ trợ đi kèm khác để bù đắp một số các yếu tố về điều kiện lao động, mức độ khó khăn trong công việc, điều kiện sinh hoạt,…

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều có các phụ cấp cơ bản như: phụ cấp ăn trưa, phụ cấp gửi xe, phụ cấp chi phí liên lạc (cho nhân viên sales),…

Ngoài ra, một số doanh nghiệp khác cũng có thể có thêm các khoản phụ cấp đặc biệt khác như: phụ cấp nặng lao động nặng nhọc, phụ cấp độc hại,…(thường sẽ được áp dụng trong chế độ đãi ngộ cho công nhân sản xuất).

Phúc lợi

Khác so với số tiền lương hay phụ cấp, phúc lợi thường sẽ không được trả trực tiếp bằng tiền mặt, mà thay vào đó nó sẽ là khoản thù lao gián tiếp mà mỗi doanh nghiệp chi trả để hỗ trợ cho cuộc sống của người lao động. Phúc lợi thường sẽ được chia làm 2 dạng chính như sau:

  • Phúc lợi bắt buộc: Là phúc lợi tối thiểu mà bất kỳ mỗi doanh nghiệp nào cũng đều cần phải đáp ứng theo quy định của pháp luật như: BHXH, BHYT, BHTN
  • Phúc lợi tự nguyện: Sẽ tùy thuộc vào tiềm lực tài chính cũng như là những định hướng của người lãnh đạo.

Tiền thưởng

Ngoài các khoản tiền được nêu trên, trong chế độ đãi ngộ người lao động bằng tiền mặt, sẽ còn có một số dạng khác như thưởng cho nhân viên có các sáng kiến hay trong công việc, thưởng nóng sản phẩm/ dự án, hoặc một số doanh nghiệp lớn khác còn có thể thưởng thưởng bằng cổ phiếu…

Chế độ đãi ngộ cho nhân viên bằng tiền mặt
Chế độ đãi ngộ cho nhân viên bằng tiền mặt

Chế độ đãi ngộ cho nhân viên bằng quyền lợi

Đào tạo

Để có thể phát triển được một đội ngũ nhân viên giỏi, việc triển khai các chương trình đào tạo theo định kỳ được xem là vô cùng cần thiết, việc này sẽ giúp nhiên viên nâng cao kiến thức chuyên môn, tay nghề cũng như các kỹ năng phục vụ công việc.

Nghỉ ngơi, giải trí

Người lao động cần phải được hưởng các chế độ nghỉ phép với các ngày lễ được ban hành theo quy định của Nhà nước. Ngoài ra, việc có thêm một số những hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch,..cũng sẽ làm tăng thêm tính gắn kết trong doanh nghiệp.

Các chế độ đãi ngộ bằng quyền lợi khác

Với một số những doanh nghiệp lớn, họ sẽ còn có nhiều đãi ngộ ưu đãi khác cho nhân viên của họ ở mức độ cao hơn, nhằm giữ chân nhân tài giỏi điển hình như: bảo hiểm bổ sung (nhằm gia tăng thêm quyền lợi cho những người khi tham gia bảo hiểm), cung cấp phương tiện hỗ trợ đi lại có giá trị như (ô tô, xe máy,…tùy thuộc vào cấp bậc của từng nhân viên), thẻ ưu đãi, thẻ thành viên dành cho các dịch vụ như mua sắm, giải trí…

Chế độ đãi ngộ phi tài chính

Môi trường làm việc

Trong các chế độ đãi ngộ dành cho nhân viên, việc tạo ra một môi trường làm việc tốt không chỉ sẽ giúp cho nhân viên an tâm làm việc và có thể phát huy được tối đa được hiệu suất làm việc của mình nhất. Các yếu tố liên quan được kể đến môi trường làm việc bao gồm: sếp, đồng nghiệp, văn hóa doanh nghiệp,….

Phương tiện làm việc

Một số nhiều doanh nghiệp có chế độ đãi ngộ tốt, nhất định họ sẽ luôn quan tâm đến các phương tiện, công cụ hỗ trợ để có thể hỗ trợ nhân viên của mình có thể làm việc tốt nhất như: máy tính làm việc riêng, các phần mềm hỗ trợ liên quan, các trang thiết bị văn phòng phẩm,…

Tính chất công việc

Một trong những vấn đề được xem là khá đau đầu của những người làm quản lý, làm công tác liên quan đến tuyển dụng nhân sự, đó là không biết cách nào để có thể tạo được sự hứng thú của công việc tới cho từng nhân viên.

Để mà có thể làm được điều đó, thì công việc làm phải phù hợp với từng năng lực, trình độ của từng nhân viên, đồng thời phải mang đến những cơ hội tốt, giúp cho nhân viên của mình có thể phát triển hơn nữa.

Ngoài ra, với một quy trình làm việc chi tiết, cộng với đó là lộ trình thăng tiến rõ ràng, minh bạch, cũng như là ghi nhận những đóng góp kịp thời,…cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp tăng động lực trong công việc.

Bài viết trên đây Kiến Vàng 247 đã phần nào chia sẻ đến cho các nắm rõ hơn về chế độ đãi ngộ là gì? Cũng như nhân viên thì nên cần những đãi ngộ nào là phù hợp. Hy vọng thông qua bài viết này sẽ bổ sung thêm cho các bạn thật nhiều thông tin hữu ích, qua đó sẽ lựa chọn được cho mình một doanh nghiệp làm việc phù hợp.

>> Tham khảo thêm: Hồ sơ nhân sự là gì? Quy tắc lưu trữ hồ sơ nhân sự