Cách vận chuyển hải sản sống đi xa vẫn giữ được độ tươi

Cách vận chuyển hải sản sống

Cách vận chuyển hải sản sống đi xa như thế nào cho an toàn, vẫn giữ được độ tươi ngon của chúng là điều mà rất nhiều quan tâm. Theo đó, để có thể gửi hải sản đi xa mà vẫn đảm bảo chất lượng là cả một quá trình đòi hỏi tính yêu cầu khắt khe theo các tiêu chuẩn riêng. Trong bài viết hôm nay, Kiến Vàng 247 sẽ chia sẻ đến cho các bạn cách bảo quản, vận chuyển hải sản tươi sống đi xa để giữ được độ tươi ngon lâu nhất. Cùng theo dõi ngay với chúng mình nhé!

Đóng gói hải sản tươi để vận chuyển đi xa đúng cách

Cũng giống như phương thức vận chuyển hàng đông lạnh đi xa khâu đóng gói đúng chuẩn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong những cách vận chuyển hải sản tươi sống đi xa hiệu quả. Bởi khi bạn đóng gói, bảo quản hải sản đúng cách thì sẽ giúp cho hải sản luôn được tươi ngon lâu hơn trong suốt quá trình vận chuyển đi xa dài ngày.

Đóng gói bảo quản hải sản nên sử dụng các loại thùng xốp, khay xốp có tính cách nhiệt, có lỗ thoáng khí để đảm bảo cho việc cung cấp đủ oxy duy trì sự sống cho tất cả hải sản. Không những vậy, độ ẩm và nhiệt độ bên trong cũng là những yếu tố rất quan trọng để cho hải sản luôn được tươi ngon hơn trong khi vận chuyển chúng trên các tuyến đường dài như Bắc – Nam.

đóng gói hải sản tươi sống
Khâu đóng gói hải sản tươi sống rất quan trọng

Trong cách cách vận chuyển hải sản sống đi xa hiệu quả thì đối với cua bạn chỉ cần đảm bảo đủ oxy và độ ẩm cho chúng giúp duy trì được sự sống cho loại hải sản này. Còn đối với các loại hải sản khác như: tôm, ghẹ, mực, nghêu, sò,… thường thời gian sống của chúng có thời gian ngắn sau khi rời khỏi nước biển nên cần phải bảo quản chúng ngay ở nhiệt độ thấp. Các bạn cũng hoàn toàn có thể sử dụng nhiều đá lạnh để ủ những loại hải sản này trong khi vận chuyển nhé.

Hướng dẫn cách vận chuyển hải sản sống đi xa trong ngày

Hiện nay có hai cách vận chuyển hải sản sống đi xa đơn giản, khá hiệu quả được nhiều người sử dụng các bạn có thể tham khảo.

Vận chuyển hải sản sống bằng phương pháp bảo quản sốc nhiệt

Có rất nhiều loại hải sản khác nhau khi vận chuyển đến những nơi khác trong một thời gian dài sẽ không thể sống được nếu thiếu nước, điển hình như tôm, cua, ghẹ,… Do đó, cách để vận chuyển các loại hải sản tươi sống đi xa thế này sao cho hiệu quả nhất chính là sử dụng phương pháp sốc nhiệt.

Cách làm: Cho các loài hải sản này vào trong thùng nước có đá lạnh để chúng rơi vào trạng thái ngủ đông. Tiếp theo, bơm khí oxy vào từng túi nhỏ và thả chúng vào trong thùng chứa hải sản đó nhằm cung cấp đủ oxy cho chúng. Phương pháp sốc nhiệt này thường sẽ được ứng dụng nhiều để vận chuyển hải sản bằng đường không. Lúc này thùng chứa tất cả hải sản sẽ được dán kín bạn sẽ không cần phải sợ thiếu oxy cũng như thiếu nước cũng như đảm bảo vệ sinh.

phương pháp sốc nhiệt cho hải sản
Vận chuyển hải sản sống bằng phương pháp bảo quản sốc nhiệt

Vận chuyển hải sản sống bằng phương pháp gây mê bằng thuốc

Một cách vận chuyển hải sản sống đi xa khác cũng được nhiều người sử dụng khá phổ biến đó là sử dụng thuốc gây mê nhằm làm cho hải sản bị tê liệt và ngủ trong một khoảng thời gian dài. Phương pháp này thường sẽ được sử dụng cho nhiều loại cá khác nhau.

Cách làm: Các bạn chỉ cần mua thuốc gây mê cho hải sản và hòa thuốc vào trong thùng chứa hải sản để thuốc ngấm dần vào cá, sau đó sẽ đóng thùng, và vận chuyển.

phương pháp gây mê
Vận chuyển hải sản sống bằng phương pháp gây mê bằng thuốc

Những lưu ý khi vận chuyển hải sản sống đi xa

Để có thể đảm bảo hải sản sau khi đã vận chuyển luôn có một sức khỏe tốt, trong quá trình vận chuyển đi xa các bạn cần lưu ý một số các vấn đề như sau:

  • Thùng carton, khay xốp đựng hải sản phải luôn đảm bảo chức năng bảo vệ trong dài ngày
  • Một số loại hải sản sẽ dễ chết do đó không nên vận chuyển đi quá xa
  • Mỗi số loại hải sản nên được để tại một khu vực có nhiệt độ & không khí khác nhau để có thể đảm bảo chất lượng
  • Xếp các thùng đựng hải sản bảo đảm được luồng khí lạnh có thể lưu thông đều khắp nơi
  • Luôn bảo đảm không khí bên trong thùng xốp lưu thông tốt nhất
  • Hạn chế tối đa việc dịch chuyển những thùng đựng hải sản trong quá trình vận chuyển đi xa

Một số lưu ý về thời gian cũng như cách bảo quản hải sản sống

Nếu như bạn có bể nuôi chuyên dụng & máy thổi ôxi thì bạn không cần phải quá lo lắng về cách bảo quản hải quản. Tuy nhiên nếu không có bể nuôi thì bạn có thể áp dụng những phương pháp sau đây nhé:

  • Các loại cá: Làm sạch ruột & mang rồi để trong ngăn đông.
  • Mực: Lấy túi mực & bảo quản chúng ở ngăn đông (để bảo đảm chất lượng tốt nhất thì tránh việc bảo quản các loại hải sản quá lâu. Nên chế biến chúng trong thời gian sớm để bảo đảm được độ ngon, dinh dưỡng.
  • Nghêu, sò, ốc: Cần rửa sạch, bảo quản được trong ngăn đông khoảng 2 tuần.
  • Cua: Cho vào xô cao. Cua có thể sống trong vòng 1 tuần. Nhớ đậy cẩn thận & thường xuyên vảy nước lên cho cua nhé.
  • Các loại tôm khác: Cắt bỏ phần râu rồi để bảo quản chúng trong ngăn đông.
  • Ghẹ: Cho vào túi để tủ lạnh ngăn đông nhưng không nên để quá 3 ngày, ăn vị sẽ không còn ngon.
  • Tôm hùm: Nếu như không có nước biển thì phải đắp rong biển lên nhưng chúng cũng không thể sống lâu quá 2 ngày.

Trên đây là một số cách chọn bảo quản & cách vận chuyển hải sản sống đi xa hiệu quả và dễ dàng mà bạn cũng có thể áp dụng làm thử. Hy vọng rằng sau khi tham khảo bài viết trên của Kiến Vàng 247 đã chia sẻ đã giúp cho các bạn sẽ có thêm thật nhiều thông tin hữu ích giúp việc chọn lựa và vận chuyển, bảo quản hải sản trở nên dễ dàng hơn rồi phải không nào. Chúc các bạn thành công!

>> Xem thêm: Cách vận chuyển rau đi an toàn tránh dập nát

Câu Hỏi Thường Gặp:

Vấn đề gì khi vận chuyển hải sản tươi sống đi xa?

Khi vận chuyển hải sản tươi sống đi xa sẽ gặp những vấn đề sau: thịt hải sản bị bở, không gian vận chuyển bị bốc mùi tanh, hải sản bị yếu, thịt bị óp và ăn không ngon, hải sản bị chết, ươn, hay không thể ăn được, nước biển bị tràn ra ngoài trong khi vận chuyển.

Cách lựa chọn hải sản tươi sống tốt nhất là gì?

Cách lựa chọn hải sản tươi sống tốt nhất là: chọn loại hải sản khỏe mạnh, có sức khỏe tốt, lựa chọn được cách vận chuyển cho từng loại hải sản.