Nhân viên cung ứng là gì? Mô tả công việc & mức lương 2022

nhân viên cung ứng

Nhân viên cung ứng là một trong những vị trí được săn đón nhiều nhất tại các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất với mức thu nhập cao. Chính xác thì nhân viên cung ứng là gì? Các công việc chính của vị trí này sẽ bao gồm những gì? Và mức lương hiện nay là bao nhiêu? Mời các bạn hãy cùng Kiến Vàng 247 cùng tìm hiểu chi tiết hơn ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Nhân viên cung ứng là gì?

Nhân viên cung ứng là người chịu trách nhiệm trong việc thu mua nguyên liệu cho quá trình sản xuất cho doanh nghiệp, đảm bản số lượng cũng như đạt tiêu chuẩn chất lượng đầu ra. Công việc của vị trí này khá giống với công việc của nhân viên thu mua (procement) và nhân viên mua hàng (purchasing). Vị trí nhân viên cung ứng sẽ thường xuyên làm việc với cả 2 bộ phận là Sản xuất và Kinh doanh trong công ty. Riêng với ngành may mặc, vị trí này còn được gọi là merchandise.

Về bản chất, thì nhân viên cung ứng sẽ là người trực tiếp giám sát toàn bộ những nguyên vật liệu, quản lý các thông tin và hồ sơ về các trang thiết bị nhập vào và tồn kho. Họ còn có nhiệm vụ khác là đề ra cho cấp trên những kiến nghị mua sắm các vật tư thiết bị để đầu tư phát triển sản xuất.

Khái niệm nhân viên cung ứng
Khái niệm nhân viên cung ứng là gì?

Mô tả công việc của nhân viên cung ứng

Một nhân viên cung ứng chuyên nghiệp hầu như họ sẽ đảm nhận các trách nhiệm khác nhau ở mỗi một giai đoạn của toàn bộ quá trình cung ứng. Cùng Kiến Vàng 247 điểm qua một số những công việc chính của vị trí này như thế nào nhé:

Nhận yêu cầu cung ứng của bộ phận sản xuất

Đây là bước quan trọng trong việc hỗ trợ nhân viên cung ứng xác định chính xác nhu cầu của công ty. Giúp họ lập kế hoạch cung ứng tốt nhất cho từng đơn hàng và từng giai đoạn sản xuất của dự án.

Lên kế hoạch cung ứng

  • Kiểm tra, cập nhật và so sánh giá thị trường
  • Thông tin về nhà cung cấp từ cuộc khảo sát (như năng lực, sản phẩm, thời gian giao hàng, dịch vụ, phương thức thanh toán)
  • Tìm kiếm và thiết lập hệ thống nhà cung cấp phù hợp với chiến lược sản xuất của công ty
  • So sánh các báo giá, liên hệ và trao đổi về chất lượng và số lượng đạt tiến độ. Và chốt danh sách các nhà cung cấp cuối cùng.

Thực hiện và quản lý quy trình cung ứng

  • Lập hợp đồng cung ứng hàng hóa và thỏa thuận các điều khoản giữa hai bên.
  • Xử lý đơn đặt hàng, mua vật tư, nguyên liệu. Và vật phẩm kịp thời cho từng giai đoạn sản xuất của đơn hàng.
  • Đảm bảo vật tư, thiết bị và nguyên vật liệu được giao đúng thời gian. Và chất lượng đã ghi trong hợp đồng.
  • Quản lý công nợ và phối hợp làm thủ tục thanh toán cuối cùng
  • Xử lý sự cố (nếu có) trong quá trình mua hàng.
Quản lý quy trình cung ứng
Quản lý quy trình cung ứng

Mức lương và phúc lợi của nhân viên cung ứng

Không thể nào phủ nhận được vai trò thiết yếu của bộ phận cung ứng quan trọng này trong việc vận hành sản xuất của một doanh nghiệp dù trong bất kỳ lĩnh vực nào đi chăng nữa. Do đó, mức thu nhập của vị trí nhân viên cung ứng hiện nay trên thị trường cũng tương đối cao và ổn định.

  • Đối với sinh viên mới tốt nghiệp hoặc người mới chuyển ngành, mức lương nhận được dao động: 8 đến 10 triệu đồng/ tháng.
  • Đối với người có kinh nghiệm 1 đến 3 năm, mức lương có thể ở 12 – 18 triệu đồng/ tháng.
  • Đối với người có kinh nghiệm 3 năm trở lên, tiếp nhận vị trí quản lý cấp cao hoặc có trình độ chuyên môn chất lượng, thu nhập trung bình có thể lên đến 20 – 30 triệu đồng/ tháng.

Các tiêu chuẩn để trở thành nhân viên cung ứng chuyên nghiệp

Nếu bạn muốn trở thành một nhân viên cung ứng có trình độ và chuyên môn cao, đem lại hiệu quả lớn cho mọi công ty, buộc bạn cần phải sở hữu cho mình những kiến thức và nắm vững các kỹ năng sau để đáp ứng yêu cầu khắt khe của các nhà tuyển dụng sau đây:

  • Đầu tiên, ứng viên phải có hiểu biết về hoạt động kinh doanh sản xuất của công ty, đặc biệt là các ngành cụ thể như công nghiệp nặng và may mặc.
  • Các nhân viên cung ứng phải thường xuyên trao đổi và làm việc với các đối tác và khách hàng, điều này đòi hỏi sự phát triển của các kỹ năng đàm phán và giao tiếp. Trình độ ngoại ngữ cũng sẽ là một lợi ích rất lớn, giúp nhân viên dễ dàng hơn trong việc cung ứng.
  • Tiếp theo là khả năng tính toán và hoạt động với các con số. Bân sẽ thường xuyên làm việc với báo giá, quản lý đơn đặt hàng, hợp đồng và xử lý công nợ với khách hàng và đối tác, do đó cần phải nhạy bén với các con số. Nhân viên cung ứng phải có kỹ năng Excel và Word tốt.
  • Cuối cùng, có nhiều kĩ năng khác, chẳng hạn như làm việc nhóm, quản lý công việc và những kĩ năng khác, mà mỗi nhân viên cung ứng phải phát triển để mang lại kết quả tốt trong công việc.
Làm sao để trở thành nhân viên cung ứng
Làm sao để trở thành nhân viên cung ứng

Các vị trí tuyển dụng nhân viên cung ứng thường sẽ được đăng tuyển trên các bảng tuyển dụng. Ứng viên có thể dễ dàng tìm vị trí phù hợp của mình trên các kênh tuyển dụng uy tín, nơi cung cấp đầy đủ mô tả công việc, thông tin thu nhập và các lợi thế khác để hỗ trợ ứng viên tìm được công việc lý tưởng. Phù hợp với mong muốn của mình.

Qua bài viết trên, Kiến Vàng 247 đã cung cấp đến cho các bạn những thông tin về nhân viên cung ứng là gì?. Bên cạnh đó là bản mô tả công việc chi tiết cụ thể tại các doanh nghiệp, cũng như những yêu cầu tuyển dụng của vị trí này. Nếu lựa chọn ngành nghề này để phát triển sự nghiệp, bạn có thể tìm kiếm cơ hội việc làm từ các công ty đa lĩnh vực tại Việt Nam, trên các trang tuyển dụng uy tín, chúc các bạn thành công!