Thị trường lao động là gì? Khái niệm, bản chất và ý nghĩa

Thị trường lao động có lẽ không còn là khái niệm xa lạ với bất kỳ ai, bởi lẽ khi chúng ta đủ đều phải lao động để làm việc, kiếm thu nhập cho bản thân và gia đình. Nhưng không phải ai cũng hiểu Thị trường lao động là gì? và những yếu tố liên quan. Ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi, trong đó bao gồm Việt Nam, song song với việc hội nhập thế giới, mở rộng tự do kinh doanh, phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ, thị trường vốn và chứng khoán, thì thị trường lao động cũng đang được hình thành và phát triển.

Bài viết này, Kiến vàng 247 sẽ giúp bạn đọc giải đáp câu hỏi Thị trường lao động là gì? và cung cấp thêm những nội dung, kiến thức liên quan đến thị trường lao động như: Bản chất, ý nghĩa và những đặc thù của thị trường lao động trong quá trình hình thành và phát triển, đặc biệt trong nền kinh tế chuyển đổi ở Việt Nam.

Khái niệm về thị trường lao động là gì?

Chúng ta có khá nhiều khái niệm về thị trường lao động, mỗi thị trường lao động lại có những đặc điểm riêng biệt. Thị trường lao động khác hơn so với thị trường hàng hóa là nó thể hiện phần lớn những biểu hiện kinh tế xã hội và nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của xã hội. Thị trường lao động thể hiện mối quan hệ giữa một bên là người sử dụng sức lao động một bên là người có sức lao động và nhằm xác định số lượng và chất lượng lao động sau đó sẽ trao đổi mức thù lao tương ứng. Vì vậy, thị trường lao động của các nước như Mỹ, Nhật Bản, Nga, Tây Âu, Trung Quốc và Việt Nam có rất nhiều khác nhau.

Về cơ bản TTLĐ cũng chịu sự tác động của quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật độc quyền…

Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì: “Thị trường lao động là thị trường trong đó có các dịch vụ lao động được mua và bán thông qua quá trình để xác định mức độ có việc làm của lao động, cũng như mức độ tiền công”. Khái niệm này nhấn mạnh đến các dịch vụ lao động được xác định thông qua việc làm được trả công.

thị trường lao động
Khái niệm về thị trường lao động | Nguồn: Internet

Các nhà kinh tế Nga thì cho rằng: “Hệ thống những quan hệ được hình thành trên cơ sở giá trị giữa những người sử dụng lao động và những người làm thuê về vấn đề trước nhất là thoả mãn cầu lao động và vấn đề tiếp theo là làm thuê như nguồn phương tiện để tồn tại”. “…Thị trường lao động là một dạng đặc biệt của thị trường hàng hóa nhằm thực hiện vấn đề mua và bán các loại hàng hóa có ý nghĩa đặc biệt. hoặc là khả năng lao động của con người.

Các nhà khoa học Mỹ cho rằng: “…Thị trường mà đảm bảo việc làm cho người lao động và kết hợp giải quyết trong lĩnh vực việc làm, thì được gọi là thị trường lao động”.

Theo các nhà kinh tế Việt Nam thì khái niệm này còn đa dạng và phong phú hơn rất nhiều.

Nói chung, khi nói về khái niệm thị trường lao động thì có rất nhiều những quan điểm khác nhau của các các nhà khoa học, nhà kinh tế, của mỗi một quốc gia, vùng miền khác nhau.

Nhà khoa học kinh tế Nga Kostin Leonit Alecxeevich đưa ra tương đối đầy đủ: “Thị trường lao động – đó là một cơ chế hoạt động tương hỗ giữa người sử dụng lao động và người lao động trong một không gian kinh tế xác địnhthể hiện những quan hệ kinh tê’ và pháp lý giữa họ với nhau”. Chi tiết hơn, thị trường lao động là tập hợp những quan hệ kinh tế, pháp lý, xuất hiện giữa người sở hữu sức lao động và người sử dụng nó về vấn đề chỗ làm việc, nơi và hàng hóa và dịch vụ sẽ được làm ra. Quá trình sử lao động, sức lao động sẽ được hình thành trong sản xuất chứ không phải trên thị trường.

Bản chất, đặc trưng của thị trường lao động

bản chất, đăc trưng của thị trường lao động
Đăc điểm của thị trường lao động Việt Nam | Nguồn: Internet

Thứ nhất: Lao động khó có thể tách rời khỏi người cung cấp và người lao động. Đối với các loại hàng hóa bình thường, mối quan hệ giữa người bán và người mua sẽ kết thúc sau khi thỏa thuận xong, và quyền của người bán đối với hàng hóa sẽ hết hiệu lực sau khi thanh toán sòng phẳng. Nhưng đối với hàng hóa sức lao động thì người làm thuê phải tham gia tích cực, và chủ động để tạo ra sản phẩm hàng hóa- dịch vụ với số lượng và chất lượng ngày càng tốt hơn.

Thứ hai: người lao động là người kiểm soát số lượng và chất lượng sức lao động, được tích lũy, sáng tạo trong quá trình lao động nên việc duy trì, phát triển các mối quan hệ lao động là rất cần thiết nhằm nâng cao năng suất hiệu quả trong quá trình lao động. Do đó người sử dụng lao động phải xây dựng một cơ chế đãi ngộ, khuyến khích, tạo động lực đối với người lao động một cách phù hợp. Ngoài khuyến khích về tiền công, tiền thưởng, phúc lợi.. thì cần phải tập trung cả về mặt tinh thần cho người lao động.

Thứ ba: Chất lượng lao động của mỗi người không đồng nhất. Nó phụ thuộc vào nguồn gốc, giới tính, tuổi tác, sự khéo léo, thể lực, trí thông minh về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, động lực làm việc và đều có ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả lao động. Yếu tố kỹ năng được coi là vốn nhân lực của từng người. Do vậy việc đánh giá lao động trong quá trình tuyển dụng, trả công phù hợp với từng người gặp khó khăn, phức tạp

Thứ tư: Giá cả sức lao động trên thị trường lao động do quan hệ cung-cầu xác định: Quy luật cung- cầu lao động trên thị trường xác định bởi giá cả sức lao động được biểu hiện thông qua sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về tiền lương, tiền công. Khi cung lớn hơn cầu, giá cả sức lao động có thể ở mức thấp. Ngược lại, có thời điểm cầu hơn cung, đặc biệt đối với người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, ở dạng “quý hiếm” thì sức lao động sẽ có giá cao.

Thứ năm: Ngoài thị trường lao động chung toàn quốc, người ta còn phân mảng thị trường lao động theo lãnh thổ địa lý, theo trình độ kỹ năng. Do trình độ phát triển nguồn nhân lực, kinh tế của các vùng, các khu vực khác nhau, nên thường tạo ra những ranh giới thị trường lao động khác nhau. Vì vậy phải nghiên cứu sự chuyển dịch và sự liên kết giữa các thị trường được phân đoạn theo sự khác nhau giữa các vùng, các nghề…

Thứ sáu: Thị trường lao động cũng chịu sự tác động của pháp luật cũng như các thị trường khác. Các thể chế, quy chế, quy định bằng văn bản có tác động đến hành vi và điều kiện của người lao động và người sử dụng lao động trong việc thỏa thuận các điều kiện, quy định và giá cả. Thị trường lao động còn chịu sự điều tiết của Chính Phủ thông qua các quy chế, hình thức luật, mức tiền lương tối thiểu…

Ngoài những đặc điểm của thị trường lao động nói chung, thị trường lao động Việt Nam còn có những đặc điểm như:

  • Việt Nam có khoảng 51.6 triệu người trong độ tuổi lao động. Lực lượng lao động trẻ dồi dào, trình độ văn hóa tương đồng, khả năng tiếp thu nhanh, chấp nhận mức lương thấp hơn so với các thị trường khác.
  • Ý thức, tác phong công nghiệp tháp. Trình độ chuyên môn, tay nghề chưa cao. Đa số lao động chưa được đào tạo nghề sống vùng nông thôn, gây khó khăn cho việc thúc đất chuyển dịch cơ cấu lao động.
  • Các doanh nghiệp, nhà đầu tư có nhiều sự lựa chọn đối với công nhân hay nhân viên văn phòng, nhưng chất lượng thì không được đảm bảo.
  • Thị trường lao động cả nước nói chung vẫn đang chập chững những bước đi đầu tiên.

Ý nghĩa của thị trường lao động

Ý nghĩa
Ý nghĩa của thị trường lao động | Nguồn: Internet

Phát triển thị trường lao động có ý nghĩa mạnh mẽ đối với người lao động, và ảnh hưởng trực tiếp tới việc thu hút các nhà đầu tư, tới sự phát triển kinh tế của một địa phương hay một quốc gia. Thị trường lao động khác với các loại thị trường khác (như: hàng hóa, nguồn vốn, chứng khoán, đất đai, bất động sản v.v..) ở chỗ nó phức tạp hơn rất nhiều. Vậy ý nghĩa của thị trường lao động trong đời sống xã hội như thế nào?

  • Sự phát triển của thị trường lao động đảm bảo việc làm cho dân số, kinh tế cho quốc gia, kết nối người lao động vào các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Với nguồn nhân lực dồi dào về số lượng sẽ đáp ứng đủ nhu cầu về nhân lực cho nhà đầu tư để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng kế hoạch đề ra của họ. Lao động là yếu tố đầu vào quan trong, có ý nghĩa quyết định đến việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác trong quá trình sản xuất kinh doanh, cho nên nhà đầu tư thường quan tâm trước hết đến nguồn lao động. Thị trường lao động dễ dàng chuyển đổi người lao động sang chỗ làm việc tốt hơn, nơi mà thành quả lao động của họ được công nhận và có được thu nhập cao hơn.
  • Thị trường lao động là nguồn thông tin cực kỳ quan trọng và nó có quan hệ mật thiết với tất cả các thị trường. Một thị trường lao động với nguồn cung đầy đủ về số lượng, chất lượng sẽ tạo ra sức hút rất lớn đối với các doanh nghiêp, nhà đầu tư. Người lao động biết rất rõ các nhà đầu tư đòi hỏi ngày càng cao đối với người lao động. Trong bối cảnh thế giới đang dần phát triển nền kinh tế tri thức, yếu tố con người với trình độ chuyên môn cao sẽ quyết định được tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, đáp ứng tốt yêu cầu công việc sẽ có chỗ đứng trong thị trường đầy cạnh tranh.
  • Một thị trường lao động với giao dịch thuận lợi giữa cung và cầu lao động, mặt bằng giá cả sức lao động phù hợp sẽ tạo sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Chi phí lao động cũng chiếm một phần không nhỏ trong giá thành sản phẩm, dịch vụ và tỉ lệ nghịch với lợi nhuận mà nhà đầu tư dự kiến thu được. Bên cạnh đó sự cho phép hình thành và phát triển đa dạng các loại hình sở hữu, nhiều xí nghiệp mới ra đời đã giải quyết hàng chục ngàn chỗ làm việc mới cho người lao động.
  • Khi ký kết hợp đồng lao động bằng miệng hoặc trên văn bản giấy tờ giữa người thuê lao động và người lao động, vấn đề phải được xem xét không chỉ thoả thuận về mức lương và thời gian làm việc, mà còn cả chế độ nghỉ phép, bệnh tật ốm đau và cả những bảo hiểm xã hội cùng với những ưu đãi khác.

Tóm lại, thị trường lao động đi theo 4 hướng cơ bản:

  • Thứ nhất: Chuyển những người bị mất việc thành người thất nghiệp.
  • Thứ hai: Sắp xếp những người thất nghiệp vào đội ngũ người lao động.
  • Thứ ba: Bố trí việc nghỉ hưu hoặc giảm thiểu việc tìm kiếm công việc mới.
  • Thứ tư: Tìm kiếm và nghiên cứu công việc cho những người mới thất nghiệp, những người trước đây chưa từng làm việc và chưa bao giờ tìm kiếm công việc chuyển họ từ dân số không tích cực vào dân số tích cực kinh tế.

Cùng với việc hỗ trợ giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội quan trọng, thì thị trường lao động cũng đem đến những hậu quả tiêu cực:

  • Tăng sự không cân đối về lương và thu nhập của người lao động, làm giảm tỷ lệ lương, tạo ra sự bất công là nguyên nhân sinh ra đói nghèo.
  • Thị trường lao động làm tổn hại tới tinh thần đoàn kết. Cạnh tranh giữa những người lao động dẫn đến không thống nhất ý kiến, quyền lợi hóa cá thể, làm yếu đi sự đồng nhất quan điểm trong đàm phán với người thuê lao động.

Trên đây là một số thông tin mà Kiến Vàng 247 muốn chia sẻ cho các bạn về thị trường lao động là gì? Cùng với khái niệm, bản chất, đặc trưng và ý nghĩa. Hy vọng thông qua bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn nhiều thông tin bổ ích.

>> Xem thêm: Lao động thời vụ là gì? Những lưu ý khi ký HĐLĐ thời vụ