[Giải Đáp] Hợp đồng thời vụ có phải đóng bảo hiểm không?

Hợp đồng thời vụ có phải đóng bảo hiểm không? Gồm những loại bảo hiểm nào? Công việc thời vụ tuy ngắn hạn nhưng lại thu hút đông đảo người lao động, công việc này không đòi hỏi khắt khe về trình độ chuyên môn, chủ yếu là linh hoạt về thời gian. Người lao động mỗi khi tìm việc đều luôn tự hỏi khi làm thời vụ liệu có được đóng bảo hiểm. Không sao cả, Kiến Vàng 247 sẽ giúp bạn giải đáp hết tất cả những vấn đề này để bạn có thể yên tâm đặt bút ký hợp đồng mà không cần phải bận tâm gì.

Hợp đồng thời vụ là gì?

Hợp đồng thời vụ được hiểu là dạng hợp đồng lao động ngắn hạn, căn cứ ghi nhận quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động trong việc thực hiện một công việc mang tính mùa vụ, tạm thời, không thường xuyên, có thời hạn dưới 12 tháng. Thông qua việc quy định những nội dung mà hai bên đã thỏa thuận, thống nhất với nhau về nội dung công việc như tiền lương, điều kiện làm việc, các quyền lợi cũng như nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động. Trên cơ sở này, có thể xác định hợp đồng thời vụ có thời hạn dưới 12 tháng.

Bản hợp đồng lao động thời vụ
Bản hợp đồng lao động thời vụ

Hợp đồng lao động được ký kết trong trường hợp giao kết công việc giữa người lao động với người thuê lao động:

  • Công việc chỉ mang tính chất tạm thời, không thường xuyên.
  • Công việc có thể hoàn thành từ 12 tháng trở xuống.
  • Không được giao kết hợp đồng lao động thời vụ hoặc một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc mang tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên. Ngoại trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghỉ chế độ thai sản, tai nạn lao động, ốm đau hoặc nghỉ việc theo tính chất tạm thời.

Hợp đồng thời vụ có phải đóng bảo hiểm không?

Người lao động thời vụ có được đóng bảo hiểm xã hội không?

Theo quy định của Bộ luật lao Động, căn cứ theo Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, quy định các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắc buộc:

Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

  • Theo quy định của pháp luật về lao động, người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi.
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
  • Cán bộ, công chức, viên chức.
  • Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
  • Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn, học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.
  • Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
  • Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
  • Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Theo đó, người lao động ký hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Người tham gia bảo hiểm xã hội
Người tham gia bảo hiểm xã hội

Người lao động làm thời vụ có được đóng bảo hiểm y tế?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về nhóm người lao động và người sử dụng lao động đóng:

  • Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên, người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, người quản lý điều hành hợp tác xã được hưởng tiền lương, cán bộ, công chức, viên chức.
  • Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

Như vậy, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn đủ 03 tháng trở lên thì bắt buộc phải tham bảo hiểm y tế. Mỗi tháng, người lao động sẽ trích 1,5% tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, còn người lao động phải đóng 3% vào quỹ bảo hiểm y tế.

Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Người lao động làm việc thời vụ có được đóng bảo hiểm thất nghiệp?

Theo Khoản 1 Điều 43 Luật việc làm 2013 quy định về đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

  • Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
  • Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn.
  • Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.

Lưu ý: Trong trường hợp người lao động giao kết hoặc đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của bản hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy, người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn đủ 03 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Người lao động làm việc đủ ba tháng trở lên đủ điều kiện tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Người lao động làm việc đủ ba tháng trở lên đủ điều kiện tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Hợp đồng lao động thời vụ có bắt buộc lập thành văn bản?

Căn cứ tại Điều 14 Bộ Luật Lao Động năm 2019, hợp đồng lao động có thẻ được giao kết bằng một trong các hình thức sau:

  • Hợp đồng được giao kết bằng văn bản
  • Hợp đồng được giao kết bằng lời nói
  • Hợp đồng được giao kết bằng thông điệp dữ liệu

Trong đó, hợp đồng lao động bằng văn bản hoặc thông điệp dữ liệu có thể áp dụng cho tất cả các loại hợp đồng.

Đối với hợp đồng lao động thông qua lời nói chỉ được sử dụng cho hợp đồng dưới 1 tháng, trừ trường hợp giao kết hợp đồng với người giúp việc, người dưới 15 tuổi, nhóm người lao động phải thông qua người ủy quyền để làm việc dưới 12 tháng.

Khi ký hợp đồng lao động để làm công việc thời vụ, các bên liên quan phải ký hợp đồng lao động bằng văn bản trong trường hợp sau:

  • Ký hợp đồng với nhóm người lao động thông qua một người được ủy quyền ( tại Khoản 2 Điều 18 Bộ luật Lao Động năm 2019).
  • Ký hợp đồng với người lao động làm giúp việc gia đình (tại Khoản 1 Điều 162 Bộ luật Lao động năm 2019).
  • Thuê người lao động dưới 15 tuổi ( Điểm a Khoản 1 Điều 145 Bộ luật Lao động năm 2019).
  • Thuê người lao động làm đủ từ 01 tháng trở lên.
Tùy thuộc vào hình thức giao kết giữa hai bên để quyết định có nên lập thành văn bản hay không
Tùy thuộc vào thỏa thuận giữa hai bên để quyết định có nên lập thành văn bản hay không

Trên đây là nội dung bài viết hợp đồng thời vụ có phải đóng bảo hiểm không cùng những vấn đề liên quan. Thông qua những kiến thức này, Kiến Vàng 247 hy vọng người lao động có thể nắm rõ những điều khoản trên để khi ký kết hợp đồng lao động không lo bị lừa hay bị bóc lột sức lao động.

>> Có thể bạn quan tâm: Việc bán thời gian là gì? Những lưu ý nhất định bạn phải biết

Câu Hỏi Thường Gặp:

Đối với trường hợp đã ký kết hợp đồng lao động thời vụ 2 lần thì có được phép ký tiếp hợp đồng lao động nữa hay không?

Pháp luật lao động chưa hạn chế số lần ký kết hợp đồng lao động thời vụ. Tuy nhiên, người lao động cần phải hiểu rõ rằng việc làm thời vụ chỉ mang tính chất tạm thời, không thường xuyên. Giải thích cho trường hợp này như sau: Nếu công ty ký hợp đồng lao động thời vụ, sau khi hết hạn hợp đồng lao động, hai bên (người sử dụng lao động và người lao động) chấm dứt hợp đồng lao động. Sau một thời gian, công ty lại ký hợp đồng lao động thời vụ, thì việc ký kết hợp đồng lao động này vẫn đúng quy định pháp luật vì công việc đó mang tính chất thời vụ. Như vậy, việc ký kết hợp đồng lao động như vậy là đúng quy định, không phụ thuộc vào số lần ký kết. Nếu công ty ký hợp đồng lao động thời vụ, sau khi hết hạn hợp đồng lao động, hai bên lại tiếp tục ký kết hợp đồng lao động thời vụ thì vi phạm quy định của Bộ luật lao động 2012.

Khi ký kết hợp đồng lao động thời vụ có cần phải thử việc hay không?

Theo Khoản 2 Điều 26 Bộ luật Lao động 2012 quy định ký kết hợp đồng lao động thời vụ thì không phải thử việc.

Trong trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thời vụ đơn phương chấm dứt hợp đồng, người lao động có được hưởng khoản hỗ trợ nào không?

Trong trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thời vụ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng trợ cấp thôi việc.