Xem nhanh
Nhiều người thường thắc mắc vận đơn là gì? Vận tải đơn nó được dùng để làm gì? Hóa đơn thương mại, vận đơn, hợp đồng mua bán,…chính là một trong những chứng từ, giấy tờ quan trọng hàng đầu không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh. Vậy bạn đã biết vận đơn là gì chưa? Có tất cả bao nhiêu loại vận đơn và vận đơn nó thể hiện điều gì? Kiến Vàng 247 sẽ gửi đến các bạn câu trả lời ngay dưới bài viết này nhé!
Vận đơn là gì?
Vận đơn trong hoạt động xuất nhập khẩu được hiểu là đơn vận tải, là một chứng từ do chính đơn vị vận chuyển hay thuyền trưởng (tuyến đường biển) phát hành sau khi hàng hóa, sản phẩm đã được sắp xếp lên phương tiện vận chuyển hoặc đã được tiếp nhận đơn hàng và đang chờ sắp xếp lên máy bay hoặc tàu thuyền.
Ở thời điểm hiện tại, gồm có các loại vận đơn như vận đơn đường hàng không, vận đơn đường biển và giấy tờ ký gửi hàng đường sắt. Chúng đều đóng một vai trò như nhau, tuỳ vào từng loại hình muốn vận chuyển thì vận đơn sẽ được xuất ra tương ứng với loại hình, phương tiện đó.
Một số chức năng và công dụng của vận đơn
Bạn có biết chức năng của vận đơn là gì? Cùng điểm qua một số chức năng chính của vận đơn dưới đây nhé!
- Vận đơn nó được xem là một bằng chứng xác thực về việc xác nhận một hợp đồng vận tải đã được ký kết, nội dung của hợp đồng là không được sửa đổi. Vậy nên, vận đơn có tính ràng buộc pháp lý cao giữa chủ doanh nghiệp và bên đơn vị vận tải. Đặc biệt điều quan trọng nhất là mối quan hệ pháp lý giữa người nhận hàng và đơn vị vận chuyển.
- Vận đơn là tờ biên lai của người vận tải, nhằm xác nhận việc lô hàng đã được nhận và sẵn sàng xếp lên tàu. Người vận tải ở đây tức là đang nói đến hãng tàu sẽ chỉ giao hàng cho mỗi người được chỉ điểm nhận khi mà người đó xuất trình được vận đơn hợp lệ đã được hãng tàu ký tại cảng xếp hàng.
- Vận đơn chính là chứng từ để xác nhận quyền sở hữu đối với những hàng hoá giá trị đã được đề cập trong vận đơn. Như vậy thì tính giá trị của vận đơn được xác lập, có thể đươc cầm cố hoặc thực hiện việc chuyển nhượng, mua bán.
Vận đơn trong xuất nhập khẩu hàng hoá dường là chứng từ bắt buộc không thể thiếu. Công dụng chính của vận đơn đó là:
- Làm căn cứ để khai hải quan, hoàn thành tất cả bộ hồ sơ thông quan cho chuyến hàng.
- Vận đơn sẽ được gửi kèm hoá đơn thương mại của một lô hàng, bên xuất khẩu (người bán) sẽ gửi cho bên nhập khẩu (người nhận) nhằm mục đích thanh toán, gửi trả chi phí cho lô hàng.
- Vận đơn còn được dùng để làm căn cứ xác định số lượng và chủng loại hàng hoá, sản phẩm mua bán. Như vậy, dựa theo các thông tin bên trên vận đơn, người ta sẽ dễ dàng kiểm soát, thống kê và theo dõi lô hàng.
Nội dung của tờ vận đơn
Đối với vận đơn trong hàng hóa xuất nhập khẩu thì những nội dung sau đây là bắt buộc, không thể thiếu:
- Tên và địa chỉ chính xác của đơn vị vận tải kèm theo những chỉ dẫn khác theo yêu cầu.
- Thông tin về cảng xếp hàng.
- Thông tin về cảng dỡ hàng.
- Tên và địa chỉ cụ thể của người gửi hàng.
- Tên và địa chỉ cụ thể của người nhận hàng.
- Tên sản phẩm, mã hiệu của hàng, số lượng hàng, cách thức đóng hói hàng hoá, trọng lượng hoặc thể tích của hàng phải được đề cập chính xác.
- Mức cước phí và phụ thu phí đi kèm để thanh toán cho đơn vị vận tải. Điều kiện và phương thức thanh toán là gì nêu chi tiết, cụ thể.
- Thông tin về thời gian và địa điểm mà hãng tàu cấp vận đơn.
- Số bản gốc của vận đơn.
- Chữ ký xác nhận của thuyền trưởng hoặc người đại diện thuyền trưởng.
Những loại vận đơn hiện nay
Vận đơn nó bao gồm khá nhiều loại, theo như trong hoạt động giao thương quốc tế, dựa vào nhiều yếu tố và khía cạnh khác nhau, người ta sẽ sử dụng các loại vận đơn sao cho phù hợp. Để phân biệt rõ ràng từng loại và biết được tên gọi của các loại vận đơn thì mời các bạn xem tiếp phần bên dưới nhé!
Phân loại vận đơn theo quan hệ trong việc trả hàng
Bao gồm 2 loại vận đơn:
- Vận đơn chủ (Master Bill of Lading) : Đối với loại vận đơn này nó thể hiện rõ thông tin của lô hàng đang được vận chuyển giữa các địa lý vận tải. Master Bill of Lading được phát hành bởi các hãng vận chuyển có phương tiện như là hãng tàu biển hay hãng hàng không.
- Vận đơn thứ (House Bill of Lading): Vận đơn thứ nó sẽ thể hiện rõ thông tin của lô hàng đang được vận chuyển giữa bên bán và bên mua. Người phát hành vận đơn thứ thường là đơn vị Forwarder, là một trong những công ty vận tải không có phương tiện.
Phân loại vận đơn theo khả năng lưu thông
Bao gồm 3 loại vận đơn:
- Vận đơn theo lệnh: Đây là kiểu vận đơn mà tại mục Consignee nó không được ghi rõ người nhận hàng mà chỉ ghi theo lệnh của một đơn vị nào đó và được bên giao hàng chỉ định phát lệnh trả hàng.
- Vận đơn đích danh: Kiểu thứ hai này là vận đơn mà thông tin người gửi hàng và nhận hàng trên thực tế đều đã được nêu rõ. Chỉ có người nhận hàng được đề cập đích danh trên vận đơn mới có quyền nhận hàng (không được nhận thay thế nếu không phải thông tin như trên vận đơn). Loại vận đơn này không thể chuyển nhượng bằng cách ký hậu.
- Vận đơn vô danh: Với vận đơn vô danh thì bạn có thể để ý ở chỗ ô Người nhận hàng trên vận đơn sẽ được bỏ trống. Bất cứ ai xuất trình được vận đơn cho đơn vị vận chuyển thì đều có thể nhận hàng.
Thông qua bài viết trên, Kiến Vàng 247 đã cập nhật các thông tin về vận đơn. Và đã giải quyết thắc mắc của mọi người qua câu hỏi “Vận đơn là gì?“. Hy vọng với những chia sẻ thực tế bên trên sẽ giúp các bạn có thể nắm chắc được kiến thức và vận dụng vào công tác nghiệp vụ của mình nhé!
>> Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển đàn piano an toàn, giá rẻ TPHCM