Vai trò của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp hiện nay

Vai trò của nguồn nhân lực có tầm ảnh hưởng nhất định đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Nhân lực được xem là trợ thủ đắc lực trong quy trình vận hành bộ máy của doanh nghiệp. Một khi đã hiểu được vai trò và tầm quan trọng của nhân lực, thì bạn sẽ biết cách quản lý nhân viên một cách thông minh, hiệu quả tối ưu. Hãy cùng Kiến Vàng 247 tìm hiểu những vấn đề xoay quanh đến vai trò của nhân lực đối với các doanh nghiệp ngày nay.

Nguồn nhân lực là gì?

Nguồn nhân lực của một tổ chức, doanh nghiệp là tập hợp tất cả các cá nhân tham gia vào bất kỳ hoạt động nào nhằm đạt được các mục tiêu, mục đích của doanh nghiệp, tổ chức đó đặt ra. Bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức nào cũng được hình thành dựa trên các thành viên (nguồn nhân lực).

Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực có tầm quan trọng đối với doanh nghiệp

Vai trò của nguồn nhân lực đối với doanh nghiệp

Tạo lợi nhuận cao

Nguồn nhân lực chính là cần câu cơm tạo nên sự thành công và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nguồn nhân lực tạo nên sự sáng tạo cho công ty hay tổ chức, vì con người mới tạo ra các sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa, kiểm tra hiệu quả các quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.

Mặc dù, máy móc, trang thiết bị, tài chính đều là những thứ vật chất duy trì sự thịnh vượng của công ty, nhưng con người là nhân tố có tầm ảnh hưởng khá lớn. Hãy thử hình dung xem, khi một công ty vận hành mà không có nhân lực làm việc, hoặc làm việc không hiệu quả thì liệu công ty đó có còn tồn tại hay đang trên đà phát triển hay không? Nếu doanh nghiệp thiếu đi nguồn lực, hoặc không biết cách khai thác nguồn lực sao cho hiệu quả thì sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu ban đầu mà mình đề ra được.

Nhân lực tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp
Nhân lực tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp

Mang tính chiến lược cao

Xã hội vẫn đang trong giai đoạn kinh tế tri thức, thì các nhân tố về vốn, công nghệ, nguyên vật liệu vẫn chưa phải là nhân tố quan trọng, con người mới chính là nhân tố quan trọng trong doanh nghiệp.

Con người dùng đầu óc, tri thức và khả năng sáng tạo của mình để tạo ra những dự án, kiệt tác bằng chính trí tuệ thông minh của mình để giúp doanh nghiệp sở hữu những giá trị hữu ích trong quá trình phát triển.

Nguồn nhân lực có tính chiến lược cao
Nguồn nhân lực mang tính chiến lược cao

Nhân lực đóng vai trò là nguồn lực vô tận

Khi xã hội đang trên đà phát triển, không ngừng biến đổi, ngày một văn minh. Doanh nghiệp ngày càng nhiều và nguồn nhân lực ngày càng vô tận. Nếu doanh nghiệp biết cách khai thác nguồn lực một cách hiệu quả thì sẽ mang lại lợi ích to lớn. Ví dụ như, tạo ra nhiều của cải vật chất để đáp ứng những nhu cầu của con người và xã hội.

Bạn có từng suy nghĩ rằng, một ngày nào đó máy móc và robot sẽ thống trị con người trong tất cả các hoạt động và doanh nghiệp không còn sử dụng đến đầu óc con người nữa hay không. Mặc dù, công nghệ phát triển rất nhanh, ngày nay người ta đã áp dụng công nghệ AI (Artificial Intelligence) vào việc làm. Tuy nhiên, trí thông minh của con người không ai có thể thay thế vì chính họ đã tạo nên công nghệ AI (Artificial Intelligence) để phục vụ cho mục đích công việc.

Nguồn nhân lực là vô tận
Nguồn nhân lực là vô tận

Vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển kinh tế – xã hội

Con người ngoài đóng vai trò là mục tiêu và động lực cho sự phát triển thì con người còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện hoàn thiện chính bản thân mình. Ở mỗi giai đoạn phát triển, con người sẽ có nhiều biến đổi trở nên thông minh hơn, tăng khả năng chế ngự thiên nhiên và giúp kinh tế – xã hội có thêm nguồn động lực phát triển.

Một đất nước có tiềm năng phát triển phụ thuộc vào trình độ khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, trình độ khoa học và công nghệ lại phụ thuộc đến điều kiện giáo dục. Chính vì vậy, vai trò của nguồn nhân lực chính là yếu tố quan trọng trong nền kinh tế – xã hội hiện nay.

Con người là nhân tố tác động đến sự phát triển của doanh nghiệp
Con người là nhân tố tác động đến sự phát triển của doanh nghiệp

Lấy ví dụ, một nước có thể gặp khó khăn trong việc phát triển nếu sử dụng các công nghệ nhập khẩu từ các nước tiên tiến. Sự yếu kém này liên quan đến nhân lực chủ chốt, các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Nhà tương lai học người Mỹ, Alvin Toffler nhấn mạnh vai trò của lao động trí thức: Tiền bạc tiêu mãi cũng hết, quyền lực rồi sẽ mất, chỉ có trí tuệ của con người thì khi sử dụng không những không mất đi mà còn lớn lên”. Nếu thiếu đi nguồn lực này, đồng nghĩa với việc thiếu một người am hiểu về khoa học kỹ thuật, người quản lý hay đội ngũ nhân viên, công nhân lành nghề, do đó thất bại là điều dễ hiểu.

Vì sao nên hiểu vai trò của nguồn nhân lực?

Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực hiệu quả trong doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp đã hiểu được tầm quan trọng của nhân lực, quá trình giám sát sẽ được giảm xuống ở mức tối đa và những người có năng lực tốt sẽ được sử dụng một cách hiệu quả để giúp công ty phát triển bền vững, đủ sức cạnh tranh với các công ty đối thủ khác.

Đối với nhân lực trong cùng một công ty dễ dàng liên kết, hợp tác với nhau để cùng nhau vượt qua khó khăn trong công việc.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực một cách hiệu quả, đảm bảo chất lượng lao động luôn ổn định và nâng cao trình độ tay nghề làm việc. Hơn nữa, doanh nghiệp cũng nên chú trọng đầu tư vào trang thiết bị máy móc, khoa học công nghệ hiện đại, tạo ra lợi thế cạnh tranh nổi bật so với những đối thủ khác trên thị trường.

Đào tạo phát triển nguồn nhân lực
Đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Tìm kiếm và tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao

Doanh nghiệp có thể tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao khi hiểu rõ được tầm quan trọng của nhân lực và đề ra được chiến lược phát triển lâu dài cho nguồn nhân lực.

Khi một doanh nghiệp muốn xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực thì cần phải đi từ khâu chọn lọc hồ sơ, phỏng vấn, tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực từ bình thường lên chuyên nghiệp.

Khi đã xác định rõ ràng và cụ thể, quản lý nguồn nhân lực sẽ đưa ra bản mô tả công việc cho từng công việc, vị trí và yêu cầu của nhân viên. Nhờ vào đó mà quá trình sàng lọc hồ sơ sẽ hiệu quả và dễ dàng chọn lựa ứng viên phù hợp trong quá trình tuyển dụng. Cách này hạn chế tình trạng nhân viên thử việc không phù hợp với vị trí và yêu cầu mà doanh nghiệp đã đặt ra.

Tìm kiếm, tuyển dụng nguồn nhân lực
Tìm kiếm, tuyển dụng nguồn nhân lực

Kiểm tra được năng lực nhân viên

Dựa vào phần mềm đánh giá nhân lực của nhân viên, doanh nghiệp dễ dàng kiểm tra được năng lực nhân viên qua các định kỳ. Các nhà lãnh đạo nên cung cấp các phản hồi thường xuyên cho nhân viên và gắn kết nhân viên lại với nhau bằng cách tạo ra cuộc thảo luận hai chiều và cho nhân viên tự giác đánh giá năng lực. Từ đó, nhân viên sẽ biết được khả năng làm việc của mình đến đâu và tự hoàn thiện bản thân để doanh nghiệp ngày càng phát triển.

Kiểm tra, đánh giá năng lực cho từng nhân viên
Kiểm tra, đánh giá năng lực cho từng nhân viên

Giữ được chân nhân viên giỏi

Khi doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng của nguồn nhân lực, thì họ sẽ có xu hướng giữ chân những người nhân viên giỏi.

Để giữ chân nhân viên tiềm năng các nhà lãnh đạo nên thực hiện các cách sau:

  • Giao công việc, nhiệm vụ phù hợp với thế mạnh của nhân viên để họ có thể phát huy được sở trường và làm việc hiệu quả.
  • Để nhân viên phát triển toàn diện về bản thân, nhà doanh nghiệp nên quan tâm, lắng nghe những dự định, chiến lược mà nhân viên đó đã bỏ công nghiên cứu.
  • Khen thưởng cho những nhân viên có thành tích xuất sắc.
  • Thường xuyên tiếp xúc, quan tâm đến nhân viên để tang tính đoàn kết nội bộ.
Giữ chân nhân viên giỏi
Giữ chân nhân viên giỏi

Trên đây là bài viết chia sẻ về vai trò của nguồn nhân lực đối với doanh nghiệp trong sự phát triển kinh tế, xã hội. Thông qua những thông tin này, Kiến Vàng 247 hy vọng bạn đọc có những thông tin bổ ích về lĩnh vực nhân sự. Thân Nhân Trung đã từng có câu nói bất hủ: ” Hiền tài là nguyên khí quốc gia “, con người mới chính là nhân tố chủ chốt quyết định đến sự thành công của một doanh nghiệp hay cả một đất nước.

Có thể bạn quan tâm: Nhân lực là gì? Vai trò, đặc điểm của nguồn nhân lực