Xem nhanh
Packaging là một thuật ngữ đóng gói hàng hoá hiện vô cùng cũng khá quen thuộc. Tuy nhiên đối với một số người thì đây vẫn còn được xem là một khái niệm vô cùng lạ lẫm. Vậy packaging là gì, packaging có những loại nào và quy cách đóng gói hàng hoá đúng chuẩn ra làm sao? Ngay trong bài viết này Kiến Vàng 247 sẽ giải đáp đến cho các bạn những thắc mắc đó nhé!
Packaging là gì?
Packaging hay còn được gọi là đóng gói hàng hóa, là một thuật ngữ dùng để chỉ những hoạt động đóng gói. Khi đã nắm được những đặc tính của loại hàng hóa và điều kiện tự nhiên mà hàng hóa phải chịu trong suốt quá trình vận chuyển đi xa. Việc đóng gói này sẽ luôn giúp cho mọi hàng hóa có thể đảm bảo được tính an toàn và mang lại một hiệu quả kinh tế cao nhất.
Các chức năng chính của packaging là:
- Bảo quản và bảo vệ hàng hóa bên trong.
- Hợp lý hóa, nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất cho việc vận chuyển và bốc dỡ hàng hóa.
- Thông tin, quảng bá được sản phẩm, tạo điều kiện cho việc tiêu thụ sản phẩm tốt nhất.
Cách phân loại bao bì đóng gói hàng hóa Packaging
Sau khi bạn đã hiểu rõ về Packaging là gì, tiếp theo bạn nên biết cách phân loại bao bì đóng gói hàng hóa Packaging. Trên thị trường hiện nay với số lượng hàng hóa ngày càng nhiều, đa dạng mẫu mã nên những loại bao bì đóng gói cũng trở nên nhiều mẫu hơn nhằm đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, về cơ bản các bao bì đóng gói hiện nay được chia ra làm 4 loại chính như sau:
Phân theo vai trò lưu thông hàng hóa
Với loại này có thể được chia ra làm 3 dạng nhỏ như sau:
- Bao bì trong: Đóng gói bao bì trực tiếp với những loại hàng hóa để ngăn chặn những tác nhân bên ngoài làm hư hỏng sản phẩm. Thông thường loại bao bì này có tính năng chủ đạo như: chống thấm, chống ẩm mốc và chống chấn động.
- Bao bì ngoài: Công dụng chính bảo vệ hàng hóa tốt nhất trong suốt quá trình di chuyển đi xa từ địa điểm sản xuất đến nơi tiêu thụ sao cho hàng hóa đó vẫn còn nguyên vẹn trong khi vận chuyển.
- Bao bì giữa: Là trung gian bọc giữa bao bì trong và ngoài. Loại này thường dùng chủ yếu là chất liệu giấy, rơm, xốp… có tác dụng giảm tác động, hạn chế va chạm và giảm ma sát hàng hóa ở bên trong.
Phân loại theo số lần dùng bao bì
Với cách phân loại này sẽ dựa theo số lần sử dụng mà chúng ta sẽ chia thành hai loại bao bì chính như sau:
- Bao bì chỉ dùng một lần: Những loại túi giấy, túi nilon….
- Bao bì dùng nhiều lần: Những loại bình nén, bình chứa, thùng hàng, container…
Phân loại theo đặc tính chịu nén của bao bì
Với đặc tính chịu được lực nén của bao bì sẽ được chia ra làm 3 loại chính:
- Bao bì cứng: Loại bao bì này có thể chịu được những tác động bên ngoài vào mà không bị biến dạng.
- Bao bì mềm: Những loại bao bì dễ dàng bị biến dạng nhưng có khả năng co giãn nhất định nào đó trong quá trình đóng gói hàng hóa như loại túi nilon hay túi vải.
- Bao bì nửa cứng: Là các loại bao bì như gỗ, mây tre đủ cứng để có thể chứa hàng hóa bên trong nhưng vẫn bị biến dạng nếu như có ngoại lực lớn tác động trực tiếp đến nó.
Phân loại theo chuyên môn hóa
Dạng này sẽ được chia làm hai loại sau:
- Bao bì thông dụng:Chứa được đa dạng các loại hàng hóa khác nhau.
- Bao bì chuyên dụng: Chỉ chứa được một vài loại hàng hóa nhất định nào đó dựa theo hình dạng, kích thước và tính năng của hàng hóa
Phân loại theo chất liệu
Chất liệu của bao bì sẽ được chia ra làm những loại sau chính sau đây:
- Bao bì gỗ
- Bao bì kim loại
- Bao bì dệt
- Bao bì giấy, bìa cát tông
Phân loại đóng gói hàng hóa như thế nào?
Tùy vào từng loại hàng hóa sẽ có nguồn gốc cũng như những đặc điểm khác nhau cho nên việc phân chia đóng gói hàng hóa cũng sẽ có sự khác biệt hoàn toàn. Cụ thể như sau:
- Đóng gói hàng hóa đơn vị: Phương thức đóng gói phục vụ trong mục đích là tiêu dùng sản phẩm nên việc đóng gói này cần thực hiện sao cho dễ dàng hơn khi thanh toán sản phẩm.
- Đóng gói theo nhóm nhỏ: Được dùng nhiều trong các đại lý cửa hàng lớn hay những nhà kinh doanh bán lẻ đóng hàng hóa trong thùng carton.
- Đóng gói theo nhóm lớn: Những loại hàng hóa khi đã được cố định chắc chắn trên Pallet được xác định, gắn mã container trước khi xác định những những thông tin tiếp theo như số lượng lô hàng, hạn sử dụng…
- Đóng gói hàng kho: Cần phải đảm bảo đúng kích thước bao bì đóng gói sao cho phù hợp và từng loại hàng hóa
- Đóng gói hàng để vận chuyển: Xác định chính xác quãng đường vận chuyển, các phương thức và phương tiện vận chuyển thích hợp để có những cách đóng gói sao cho phù hợp để đảm bảo an toàn và chất lượng cho hàng hóa.
Trên đây là toàn bộ những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về Packaging là gì? và những thông tin liên quan đến phương thức đóng gói hàng hóa đúng cách cho từng loại hàng hóa. Hy vọng bài viết này của Kiến Vàng 247 đã mang lại cho bạn nhiều kiến thức thật bổ ích để giúp bạn có thể ứng dụng vào cuộc sống và công việc hàng ngày.
>> Tham khảo thêm: Quy trình xếp dỡ hàng hóa tại cảng biển chi tiết nhất