Xem nhanh
Đề nghị xin tăng lương thường là chủ đề được nhiều người quan tâm. Các chủ thể phải ứng xử một cách chuyên nghiệp để có thể đề nghị sếp tăng lương một cách hiệu quả. Đề nghị tăng lương không phải lúc nào cũng đơn giản, nhưng nếu bạn tin rằng mình xứng đáng có thu nhập cao hơn, đừng ngại đưa ra yêu cầu. Cùng Kiến Vàng 247 nghiên cứu cách đề xuất tăng lương trong bài viết sau.
Nhớ rằng bạn và công ty là “đối tác”
Thương lượng xin tăng lương khởi điểm có thể giống một cuộc cân não giữa nhân viên và sếp. Tuy nhiên, khi đã được tuyển dụng, nhân viên có xu hướng “chiếu dưới” so với công ty. Thay vào đó, hãy xem xét điều này: “bên A” và “bên B” – như được định nghĩa trong hợp đồng lao động. Có cùng mục tiêu: làm cho cả hai bên đồng ý và hài lòng với thỏa thuận và thống nhất con số cuối cùng.
Nhà tuyển dụng có lẽ sẽ muốn trả một mức lương nằm trong ngân sách của công ty. Tuy nhiên, nếu nhìn vào bức tranh lớn, công ty cũng sẽ quan tâm đến cảm xúc của nhân viên. Những người lao động tin rằng họ được trả công xứng đáng sẽ làm việc hiệu quả hơn, tận tâm hơn. Và ở lại công việc của họ lâu hơn những người không được trả lương mong muốn.
Hơn nữa, chi phí tuyển dụng nhân viên mới để thay thế những nhân viên cũ là rất cao. Có thể các công ty sẽ phải chi tới 30% lương của một nhân viên khi nghỉ việc để tìm người mới.
Khảo sát thị trường lao động
Mức lương có thể khác nhau giữa các nhà tuyển dụng. Nhưng bạn nên biết điều gì là điển hình trong thị trường việc làm. Bạn có thể tìm thấy số tiền này bằng cách xem mô tả công việc trên Careerbuilder. Và so sánh với mức lương hiện tại và mong muốn của bạn.
Hơn nữa, bạn có thể thu thập ‘bằng chứng’ về những nỗ lực của mình trong suốt quá trình làm việc. Chẳng hạn như KPI, đánh giá của khách hàng, v.v. Khi đàm phán xin tăng lương, hãy cung cấp thông tin bạn đã thu thập được. Và tránh thể hiện quá nhiều cảm xúc cá nhân như không hài lòng hoặc không vui. Số liệu thực tế sẽ thuyết phục và mạnh mẽ hơn.
Chuẩn bị tinh thần để đối mặt với thành kiến
- Con người không hoàn hảo và tất cả mọi người, kể cả sếp của bạn, đều có thể có thành kiến. Người quản lý của bạn có thể nghĩ rằng bạn ích kỷ, hay đòi hỏi, khắt khe khi bạn yêu cầu tăng lương. Điều đó không có nghĩa là bạn không nên tiếp tục. Nó chỉ có nghĩa là bạn cần phải tinh tế hơn.
- Khi đề cập đến việc yêu cầu tăng lương, nghiên cứu cho thấy rằng phụ nữ thường có thành kiến hơn nam giới.
- Ngoài ra, phụ nữ có nhiều khả năng bị coi là đòi hỏi khắt khe hơn. Phụ nữ nhận thức được điều này hoàn toàn có thể nêu lý do liên quan đến nhiệm vụ của nhóm. Thay vì động cơ cá nhân khi yêu cầu tăng lương. Họ sẽ dễ dàng vượt qua định kiến hơn.
Tìm hiểu văn hóa của công ty
- Đừng quên tìm hiểu về văn hóa trả lương của công ty. Xem họ đã trả bao nhiêu cho một vị trí tương tự trong quá khứ và xem liệu bạn có từng bị nợ lượng. Hoặc trả chậm trước khi yêu cầu tăng lương hay không.
- Dữ liệu này có thể được tìm thấy trong các bài đăng việc làm trước đây. Hoặc trên các trang web đánh giá của công ty. Bạn cũng có thể đặt câu hỏi cho những người quen đã từng làm việc tại công ty. Bao gồm cả đồng nghiệp cũ. Đưa ra đề xuất xin tăng lương dựa trên thông tin này đáp ứng nhu cầu của bạn và văn hóa của công ty.
Đúng thời điểm
Điều quan trọng là phải chọn thời gian đề nghị tăng lương một cách khôn ngoan. Có những lúc mà bạn sẽ nhận được một cái gật đầu dễ dàng hơn.
Khi nhận được lời mời làm việc, 70% người phỏng vấn cho biết họ đợi ứng viên thương lượng về mức lương trước khi ứng tuyển. Vì vậy, đó là cơ hội ‘vàng’ để đưa ra đề nghị xin tăng lương. Ngay cả khi công ty không có nhiều ngân sách thì đề nghị của bạn cũng sẽ không làm mất lòng nhà tuyển dụng.
Trong khi làm việc: Chọn thời điểm khi tổ chức đang hoạt động tốt hoặc khi gần đây bạn đã hoàn thành một công việc gì đó có thành tích tốt.
Trái ngược với suy nghĩ thông thường, yêu cầu xin tăng lương vào cuối năm không phải lúc nào cũng tốt. Nguyên nhân là do thời điểm đó, công ty thường “đóng cửa” về tài chính. Tuy nhiên, để cấp trên của bạn biết rằng bạn đang mong chờ một thử thách mới vào thời điểm cuối sáu tháng đầu năm, hoặc thậm chí sáu tháng cuối năm vẫn thích hợp.
Trung thực
Theo khảo sát, số người nói dối về việc nhận được lời đề nghị từ một nhà tuyển dụng khác khi yêu cầu xin tăng lương là 39%. Đây là một điều không tốt.
Vì bạn xứng đáng
Một lần nữa, yêu cầu tăng lương không phải là một điều xấu. Bạn có thể tự tin đề nghị nếu điều đó là hợp lý, và nó cũng chứng tỏ rằng bạn hiểu giá trị của mình.
Bài viết trên đã gợi ý một cách hiệu quả về vấn đề nghị xin tăng lương. Hãy cân nhắc việc đề nghị tăng lương sau một thời gian làm việc chăm chỉ và cống hiến để những cố gắng của bạn không trở nên vô ích. Hãy liên hệ với Kiến Vàng 247 nếu bạn cần hỗ trợ nhé!
>> Xem thêm: Chế độ đãi ngộ là gì? Nghệ thuật giữ chân người tài