Xem nhanh
Trong HR có rất nhiều bộ phận liên quan với nhau, trong đó Recruiter đóng một vai trò hết sức quan trọng trong lĩnh vực tuyển dụng nhân sự. Vậy Recruiter là gì? Sự khác nhau giữa một Headhunter và Recruiter trong HR là gì hay chưa? Để giải đáp được những thắc mắc trên mời các bạn cùng đón đọc bài viết sau đây của Kiến Vàng 247 nhé!
Recruiter là gì?
Recruiter được hiểu là nhà tuyển dụng hay là người tìm kiếm, thuyết phục các ứng viên tham gia ứng tuyển việc làm hay trở thành nhân viên chính thức của một công ty hay tổ chức nào đó. Đối tượng tìm kiếm của Recruiter cũng sẽ còn tùy thuộc vào nhu cầu của từng vị trí công việc và cần phải đòi hỏi về năng lực của ứng viên mà yêu cầu của công ty đưa ra.
Một Recruiter chính sẽ là người mang đến cho những cơ hội tìm kiếm việc làm đến cho một hoặc nhiều ứng viên nào đó khi họ có nhu cầu cần tìm việc làm phù hợp với mình. Họ được xem như là cầu nối đưa ứng viên đến gần hơn với từng công việc trong một doanh nghiệp/ công ty. Công việc chính của họ là phải tìm ra những ứng viên sáng giá phù hợp bằng cách tìm kiếm, tuyển chọn, phân loại, phỏng vấn, cũng như sàng lọc,…
Sự khác nhau giữa Recruiter và Headhunter
Headhunter – (Thợ săn đầu người) được hiểu theo nghĩa bóng có nghĩa là những người chuyên đi tìm ra những ứng viên phù hợp, các nhân sự có tính chuyên môn với những kỹ năng đặc biệt không thể tuyển dụng qua các kênh tuyển dụng thông thường cho doanh nghiệp. Thường họ sẽ đến từ những doanh nghiệp thứ 3, số ít còn lại sẽ là nhân viên của doanh nghiệp đó.
>> Tham khảo thêm: Headhunting là gì? Tất tần tật về headhunting mà bạn nên biết
Công việc và môi trường làm việc của Recruiter và Headhunter
Recruiter thường sẽ là nhân viên phòng nhân sự của doanh nghiệp/tổ chức đó. Recruiter sẽ là người chịu hoàn toàn trách nhiệm chính cho việc tìm kiếm ứng viên.
Headhunter thường sẽ đến từ những đơn vị thứ ba được doanh nghiệp đi thuê để tìm kiếm nhân sự phù hợp. Doanh nghiệp tìm đến Headhunter sẽ không phải vì doanh nghiệp không có một đội ngũ Recruiter giỏi mà doanh nghiệp muốn tìm những ứng viên có những đặc điểm mà Recruiter không thể nào tìm kiếm được. Headhunter thường sẽ xuất thân không phải từ ngành tuyển dụng, mà họ xuất thân từ chính ngành mà doanh nghiệp đang muốn tìm kiếm nhân sự.
Số lượng và chất lượng ứng viên từ hai nguồn
Recruiter sẽ đưa đến những ứng viên có đặc điểm chung là “người tìm việc” nên chất lượng của mỗi ứng viên thường sẽ thấp hơn kỳ vọng của mỗi doanh nghiệp. Nhưng số lượng ứng viên tìm kiếm từ nguồn này là rất lớn nên có thể tìm kiếm nhanh chóng trong thời gian ngắn.
Headhunter sẽ mang lại những ứng viên có những đặc điểm chung là “việc tìm người” nên chất lượng của mỗi ứng viên sẽ thường thỏa mãn được những yêu cầu của doanh nghiệp. Và qua đó chất lượng của ứng viên cũng là rất cao so với mặt bằng chung.
Chi phí vận hành
Doanh nghiệp khi sử dụng Headhunter thường sẽ mất chi phí dịch vụ cho bên thứ ba cung cấp.
Recruiter được xem như là “cây nhà lá vườn” nên chắc chắn chi phí sẽ là tối thiểu nhất. Nhưng bù lại với các chi phí ẩn khác như thời gian, chi phí quản lý, sàng lọc ứng viên,… cũng sẽ rất khó để mà có thể tính toán và phụ thuộc khá nhiều vào tính chuyên môn của nhân sự.
Công việc của Recruiter là gì?
Phân tích công việc cần tuyển
Từ việc biết được các vị trí cần tuyển dụng mà mỗi doanh nghiệp yêu cầu, Recruiter cần phải tìm hiểu chính xác về vị trí của công việc đó thật kỹ càng trong công ty mình và cũng như trên thị trường để có thể đưa ra được những tiêu chí cụ thể, dựa vào đó mới có thể tìm kiếm được những ứng viên thật phù hợp nhất.
Doanh nghiệp luôn luôn quan tâm đến sự phát triển nguồn nhân lực. Do đó mà việc tuyển dụng ứng viên như nào sẽ còn quyết định rất lớn đến chất lượng của mỗi ứng viên. Để có thể đáp ứng được những yêu cầu khắc khe đó, buộc Recruiter cần phải đưa ra những tiêu chí đánh giá cụ thể và chuẩn sát nhất để mang đến cho doanh nghiệp của minh một đội ngũ nhân viên chất lượng.
Thu hút và sàng lọc ứng viên
Để có thể thu hút, tìm kiếm được các ứng viên phù hợp đòi hỏi Recruiter cần phải làm gì?
- Chủ động tìm hiểu nhiều về các website tuyển dụng, các công ty headhunt để có thể lựa chọn sử dụng tốt dịch vụ hiệu quả mà không tốn quá nhiều chi phí & thời gian công ty
- Tìm kiếm, sàn lọc trên các diễn đàn online, mạng xã hội để chia sẻ nguồn thông tin tuyển dụng phù hợp, kết nối chặt chẽ với các ứng viên có tiềm năng, thăm dò, thu thập thông tin thị trường lao động
Nếu thu hút được nhiều ứng viên thì Recruiter cần phải sàng lọc ứng viên kỹ càng. Lúc này đòi hỏi Recruiter cần phải hết sức kiên nhẫn và có khả năng đánh giá, chọn lọc nhanh chóng để tránh mất thời gian nhưng không bị mất ứng viên tốt nào.
Tổ chức phỏng vấn và tuyển dụng
Để có thể tiến hành được một buổi phỏng vấn thì Recruiter cũng cần phải chuẩn bị rất nhiều như: phòng phỏng vấn và các trang thiết bị hỗ trợ cần thiết cho buổi phỏng vấn đó, book lịch họp, gọi điện thoại và gửi những thông tin cần thiết cho các bên liên quan.
Đối với Recruiter chuyên nghiệp thì cuộc phỏng vấn xong cần phải có khả năng tổng hợp thông tin từ các phỏng vấn viên, tóm tắt nội dung và viết lại được những đánh giá về ứng viên đó và đưa ra những đề xuất sao cho phù hợp với từng ứng viên.
Khi gặp các trường hợp phỏng vấn mãi nhưng chưa tìm được người thích hợp, lúc này bạn cần phải quay lại bước 1 để phân tích kỹ càng công việc cần tuyển đó để có thể thay đổi nhanh chóng các yêu cầu sao cho phù hợp với bối cảnh công ty/ thị trường lao động.
Hướng dẫn và giúp nhân viên mới hòa nhập
Sau buổi phỏng vấn và thông báo đến với ứng viên sau khi đã trúng tuyển. Recruiter cần phải hướng dẫn thêm nhân viên mới, thường xuyên trao đổi cũng như là chia sẻ những thông tin cần thiết, giúp ứng viên nhanh chóng hòa nhập với môi trường làm việc, chính sách nhân sự của từng doanh nghiệp. Bên cạnh đó bạn cũng cần phải theo sát, phối hợp chặt chẽ với bộ phận đào tạo nhân viên mới qua đó nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhân viên mới, giúp họ nhanh chóng tiếp cận được với công việc, cập nhật và nắm bắt được công việc cần làm của mình.
Những hạn chế của Recruiter
Không có cái nhìn tổng quan
Tập trung vào công ty của mình, vì vậy mà các Recruiter quên mất đi thị trường bên ngoài. Các Recruiter là người biết rõ về công ty, văn hóa, hệ thống, ngành nghề và nhân viên “data” cảu công ty mình. Tuy nhiên, ứng viên “tốt” chưa bao giờ sẽ là đủ. Với câu nói “biết người biết ta”, “trăm trận trăm thắng”. Thế nên các Recruiter hãy nên tạo các mối quan hệ tốt cùng với các Recruiter/ HR của các công ty khác để có thể biết thị trường đang diễn biến như thế nào.
Việc có cái nhìn tổng quan trên thị trường sẽ còn giúp cho các Recruiter deal lương – đàm phán lương chính xác và tìm kiếm được các ứng viên nhanh hơn. Ngoài ra, qua đó các bạn cũng có thể xây dựng một Mastermind Group cho riêng mình.
Data và Network
Một bộ phận Tuyển Dụng chắc chắn thường sẽ không thể nào so sánh được tiềm lực data với một công ty Headhunt cả về số lượng lẫn về chất lượng. Bên cạnh đó, công nghệ cũng sẽ phần nào góp phần khiến data của Recruiter không thể nào bằng Headhunter. Vì chắc chắn chi phí đầu tư vào một bộ phận là điều không thể nào bằng chi phí đầu tư của một công ty.
Điểm hạn chế quan trọng của Recruiter là gì? Đó là về network. Với Headhunter, đặc biệt với phân khúc cao thì hệ thống network của họ không chỉ xoay quanh là các mối quan hệ mà còn sẽ bao gồm cả những ứng viên – Những nhân sự nắm giữ các vị trí cấp cao ở trong các công ty, tập đoàn sẽ được Headhunter giới thiệu thành công ở các vị trí tốt. Nhưng ngược lại, khi các ứng viên quyết định “quit” một công việc, họ thường sẽ ít khi liên hệ lại với HR công ty cũ.
Tốc độ
Do tính chất công việc nên Recruiter thường sẽ gặp những hạn chế đã nêu trên: giới hạn nghành nghề, nguồn data, network, công nghệ nên tốc độ xử lý và tìm kiếm ứng viên của Recruiter cũng sẽ phần nào bị hạn chế so với Headhunter. Bên cạnh đó thì đội ngũ nhân sự hùng hậu cũng là lý do chính khiến tốc độ của Headhunter nhanh hơn nhiều so với Recruiter. Việc so sánh giữa Recruiter và Headhunter sẽ giống như so sánh một “team” đấu với một “tổ chức” vậy đó!
Xét cho cùng, công việc của một Recruiter là gì sẽ còn phụ thuộc rất nhiều vào quy mô hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên đây là một số những thông tin cơ bản tổng quan sẽ giúp cho các bạn hiểu được phần nào của từng công việc, áp lực cũng như những kỹ năng trang bị cần thiết cho vị trí Recruiter. Là một nhà tuyển dụng, bạn hãy cần trang bị thêm cho mình thật nhiều kiến thức lẫn kỹ năng chuyên môn khác nhau vì bạn chính sẽ là một phần cánh cổng mà mỗi ứng viên phải vượt qua.
>> Có thể bạn quan tâm: Bản mô tả công việc là gì? Cách viết bản mô tả công việc