Xem nhanh
Làm thời vụ bao nhiêu tuổi sẽ không vi phạm pháp luật? Thị trường việc làm thời vị từ trước đến nay vẫn luôn nhộn nhịp với nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp ở nhiều vị trí, đa ngành nghề và nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, người lao động cần phải nắm rõ những quy định về Luật lao động để đảm bảo quyền lợi cá nhân khi tham gia vào thị trường này. Để hiểu sâu hơn, hãy cùng Kiến Vàng 247 đọc nội dung bên dưới để hiểu rõ hơn.
Việc làm thời vụ gì?
Việc làm thời vụ là việc người lao động được công ty ký kết hợp đồng để thực hiện những việc làm mang tính chất tạm thời, có thời hạn kéo dài từ 3 tháng đến 6 tháng,… Theo luật lao động thì thời gian làm việc thời vụ có thời hạn dưới 12 tháng.
Về tính chất công việc: Công việc ngắn hạn thường không liên tục và có tính phổ thông. Công việc này không đòi hỏi có tính chuyên môn cao, rất phù hợp với học sinh, sinh viên hoặc những người nội trợ có thời gian rãnh phù hợp với yêu cầu công việc.
Thời gian tìm việc: Công việc này thường hay tuyển dụng vào các dịp Tết, Lễ, kì nghỉ hè, hoặc thời gian cao điểm trong quá trình sản xuất cảu công ty/ doanh nghiệp.
Về quyền lợi: Tiền lương lao động thời vụ sẽ được trả theo hình thức khoán công việc, được xây dựng bởi chính công ty thuê tuyển chứ không được tính toán theo hệ số bằng cấp hay thang bảng lương theo quy định của Nhà nước ban hành.
Một số việc làm thời vụ tuyển dụng phổ biến nhất hiện nay:
- Nhân viên nhập liệu
- Nhân viên giúp việc/ dọn dẹp vệ sinh nhà cửa
- Bảo vệ
- Nhân viên đóng gói hàng/ nhân viên gia công
- Nhân viên PG/ MC
- Nhân viên chăm sóc khách hàng
- Tư vấn viên
- Kế toán thanh toán
Việc làm thời vụ phù hợp với đối tượng nào?
Như đã trình bày nội dung ở phía trên, làm công nhân thời vụ thường không yêu cầu cao về chuyên môn. Do vậy, bất cứ ai cũng có thể tham gia làm việc, nhưng nhất định phải đảm bảo đúng thời gian quy định theo yêu cầu của công việc.
Xét về thời gian, việc làm ngắn hạn phù hợp với những đối tượng đang có một khoảng thời gian trống nhất định và có nhu cầu tăng thêm nguồn thu nhập. Hiện nay, các đối tượng tham gia việc làm thời vụ phổ biến nhất là:
- Các bạn học sinh, sinh viên cần tìm một công việc trong quá trình nghỉ lễ, nhỉ hè, nghỉ Tết hoặc các bạn sinh viên năm cuối đang chờ tìm được công việc chính thức. Công việc này vừa giúp kiếm thêm thu nhập. Việc làm này vừa kiếm thêm thu nhập, vừa tận dụng tối đa thời gian rãnh khi không làm gì.
- Những bạn đã thực hiện xong nghĩa vụ quân sự đang trong thời gian tìm kiếm việc làm. Đây là lựa chọn khá phổ biến, vì họ có thêm một khoản thu nhập nhỏ để trang trải cuộc sống trong quá trình cân nhắc và xác định định hướng tương lai sắp tới.
- Những người đi làm hành chính văn phòng, có thời gian rãnh vào buổi tối và sắp xếp được thời gian làm các công việc thời vụ để tăng thêm thu nhập.
Lưu ý: Đối với những cá nhân đã có công ăn việc làm ổn định, không có quá nhiều thời gian rãnh và nhu cầu về tài chính chưa đến mức “thắt lưng buộc bụng” thì hãy nên cân nhắc khi tìm việc làm thời vụ. Điều này ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe, tinh thần và thậm chí là ảnh hưởng đến cả công việc chính của mình.
Độ tuổi được tham gia quan hệ lao động?
Khi tham gia kí kết hợp đồng lao động với người lao động, về vấn đề về nghiệp vụ, chuyên môn thì người sử dụng lao động còn quan tâm đến các điều kiện như độ tuổi lao động, sức khỏe, gia đình,…
Tuy vậy, trên thực tế có nhiều vị trí công việc mang tính chất chất nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do đó, người lao động cần phải lưu ý các điều kiện khi tuyển dụng người lao động cho phù hợp với từng vị trí đó.
Theo quy định của Bộ luật lao động 2012 về độ tuổi được tham gia quan hệ lao động và nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động. Cụ thể như sau:
Thứ nhất: Về độ tuổi lao động
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.
Như vậy, đối chiếu với Điều 3 của Bộ luật thì người từ đủ 15 tuổi trở lên được tham gia quan hệ lao động với đơn vị người sử dụng lao động để thực hiện công việc và được trả lương theo kết quả hoàn thành công việc.
Thứ hai: Nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động
Điều 18 Bộ luật lao động 2012 quy định:
Điều 18. Nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động
1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.
Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.
2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản; trường hợp này hợp đồng lao động có hiệu lực như giao kết với từng người.
Hợp đồng lao động do người được ủy quyền giao kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ ký của từng người lao động.
Đồng thời, Nghị định số 05/2015/NĐ-CP:
Điều 3. Người giao kết hợp đồng lao động
…
2. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi và có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động;
c) Người đại diện theo pháp luật đối với người dưới 15 tuổi và có sự đồng ý của người dưới 15 tuổi;
d) Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.
3. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này không được tiếp tục ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng lao động.
Theo đó, khi người thuê lao động có nhu cầu sử dụng lao động đang ở độ tuổi trẻ vị thành niên thì việc xác định người giao kết hợp đồng bên phía người lao động được quy định như sau:
- Người đại diện theo pháp luật đối với người dưới 15 tuổi và có sự đồng ý của người dưới 15 tuổi.
- Người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi và có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động;
Làm thời vụ có lợi ích gì?
Tạo nguồn thu nhập hàng tháng
Tạo nguồn thu nhập hàng tháng chính là lợi ích đầu tiên phải kể đến khi làm thời vụ, với khoản chi phí này người lao động có thể tự mình trang trải thêm sinh hoạt phí, chi tiêu cá nhân,…
Nếu biết chớp lấy thời cơ tìm được một công việc thời vụ phù hợp, phúc lợi tốt, nó có thể đem lại mức lương hay thậm chí còn cao hơn mức lương của sinh viên vừa mới tốt nghiệp ở một số ngành nghề. Với mức thu nhập ổn định này, bạn hoàn toàn có thể tự chủ trong việc chi tiêu hàng tháng.
Hay thậm chí, nếu chăm chỉ đi làm, bạn có thể “dành dụm” được một khoản tiền tiết kiệm nho nhỏ trong trường hợp:
- Phòng thân trong những trường hợp khẩn cấp
- Chưa tìm được việc làm sau khi ra trường
- Cần một khoản tiền để đầu tư sinh lời
Tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng cho bản thân
Làm công nhân thời vụ cũng chính là cơ hội “có một không hai” để bạn có thể rèn luyện, tích lũy thêm nhiều kỹ năng và kinh nghiệm cho bản thân.
Trong suốt quá trình làm việc, từ những thực tế này giúp bạn nâng cao kỹ năng làm việc trong một môi trường mới, làm đẹp CV, tăng điểm tuyệt đối trong mắt nhiều nhà tuyển dụng. Điều đặc biệt hơn, những công việc thời vụ này sẽ rất tốt nếu có tính liên quan đến công việc chính bạn đang làm hoặc định hướng tương lai mà bạn muốn hướng tới.
Thí dụ: Bạn đang định hướng mục tiêu cho mình trở thành một nhà kinh doanh giỏi nhưng công việc của bạn là một nhân viên bồi bàn nhà hàng. Mặc dù chuyên môn công việc không có tính liên quan, nhưng kỹ năng tích lũy được trong quá trình làm việc sẽ rất hữ ích cho công việc chính thức của bạn sau này. Việc làm nhân viên phục vụ nhà hàng có thể giúp bạn như:
- Rèn luyện khả năng xử lý tình huống
- Nắm bắt được tâm lý khách hàng
- Rèn luyện tính kiên nhẫn, linh hoạt với khách hàng
- Phát triển kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục,…
Chủ động về mặt thời gian
Đối với công việc hành chính văn phòng cố định, bạn phải có mặt ở công sở 8 – 9 tiếng/ ngày. Nhưng đối với công việc thời vụ ngắn hạn, bạn hoàn toàn có thể sắp xếp thời gian cân bằng giữa thời gian cá nhân và thời gian đi làm để trao đổi trực tiếp với nhà tuyển dụng.
Bạn có thể lựa chọn làm nhiều công việc tạm thời cùng một lúc nếu vẫn đảm bảo về mặt thời gian, sức khỏe và hiệu suất công việc đúng như người thuê lao động yếu cầu.
Định hướng lựa chọn ngành nghề trong tương lai
Một lợi ích to lớn của việc làm thời vụ là nó có thể đem lại cơ hội để bạn có thể thử sức với nhiều ngành nghề mới hoặc với lĩnh vực bạn muốn theo đuổi.
Điều đặc biệt, nó hoàn toàn phù hợp nếu bạn đang có ý định thay đổi công việc nhưng vẫn còn mong lung về lĩnh vực mà mình đang quan tâm có phát triển được lâu dài hay không.
Với tính chất công việc ngắn hạn, bạn hoàn toàn có thể thử sức với công việc tạm thời trong lĩnh vực mà bạn đang quan tâm trước khi quyết định lựa chọn. Lúc này, bạn sẽ không bị ràng buộc về những quy định có trong hợp đồng lao động dành cho nhân viên.
Những quy định mà người lao động cần phải biết về việc làm thời vụ
Các điều khoản khi ký hợp đồng lao đồng thời vụ
Đối với các công việc ngắn hạn cần phải ký hợp đồng, người lao động cần phải đảm bảo, xem xét kỹ lưỡng, nắm rõ tính chất công việc và các yêu cầu đã được bên tuyển dụng liệt kê trong bản hợp đồng. Dựa vào nội dung này, chắc hẳn bạn cũng đoán được làm thời vụ có cần hồ sơ hay không rồi.
Vài năm trở về trước, theo quy định của pháp luật, các công việc thời vụ, ngắn hạn, không thường xuyên và có thời gian làm việc dưới 12 tháng, người lao động sẽ phải ký hợp đồng thời vụ.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 20 Bộ Luật Lao động 2019, từ ngày 01/01/2021 hợp đồng lao động thời vụ không còn hiệu lực. Thay vào đó, các doanh nghiệp sẽ ký hợp đồng lao động có thời hạn dưới 36 tháng với người lao động.
Thời hạn cụ thể trong hợp đồng sẽ được người lao động và người sử dụng lao động tự thỏa thuận với nhau. Ví dụ: 1 tháng, 3 tháng hay 6 tháng,… nhưng không được quá 36 tháng.
Vì thế, khi đặt bút ký kết hợp đồng lao động để ứng tuyển nhân viên thời vụ, các bên phải ký hợp đồng lao động bằng văn bản đối với các trường hợp sau:
- Thuê người lao động làm từ đủ 01 tháng trở lên.
- Thuê người lao động dưới 15 tuổi (điểm a, khoản 1, Điều 145, Mục 1, Chương XI, Bộ luật Lao động năm 2019).
- Ký hợp đồng với người lao động làm giúp việc gia đình (khoản 1, Điều 162, Mục 5, Chương XI, Bộ luật Lao động năm 2019).
- Ký hợp đồng với nhóm người lao động thông qua một người được ủy quyền (khoản 2, Điều 18, Mục 1, Chương III, Bộ luật Lao động năm 2019).
Đối với trường hợp khác ở trên, 2 bên có thể ký kết hợp đồng thông qua lời nói, thỏa thuận bằng miệng.
Thời hạn và hình thức của hợp đồng
Theo khoản 2 Điều 12 của Luật Lao động 2012, nếu công việc thời vụ trong thời gian dưới 3 tháng thì được phép không ký hợp đồng trên giấy tờ mà có thể thỏa thuận qua lời nói. Các công việc từ 3 tháng trở lên bắt buộc phải ký kết hợp đồng bằng hình thức văn bản.
Sau 30 ngày, kể từ khi Hợp đồng thời vụ hết hạn, người sử dụng lao động phải ký kết tiếp hợp đồng lao động mới nếu có nhu cầu tiếp tục làm việc. Nếu sau thời gian 30 ngày không gia hạn ký kết mới, bản hợp đồng này sẽ trở thành Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Tại Luật lao động hiện hành không có quy định về số lần ký kết Hợp đồng lao động thời vụ. Do vậy, miễn là tổng thời gian ký kết hợp đồng trong năm không vượt quá 12 tháng là được. Nếu không, hợp động thời vụ sẽ được chuyển thành Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Chính sách bảo hiểm xã hội đối với hợp đồng ngắn hạn
Tại Điểm a, b Khoản 1, Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về các đối tượng bắt buộc phải tham gia BHXH gồm có:
- Người công nhân thời vụ hợp đồng từ 1 đến dưới 3 tháng.
- Người lao động làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn, có thời hạn hoặc mùa vụ có thời gian từ 3 tới 12 tháng. Bao gồm cả Hợp đồng lao động ký kết với người đại diện pháp luật của người dưới 15 tuổi.
Vậy thì, những người lao động làm việc từ một tháng trở lên đều cần phải tham gia BHXH bắt buộc.
Một số nội dung cần lưu ý trong hợp đồng lao động
Để đảm bảo quyền lợi cho chính bản thân mình, người lao động nhất định phải lưu ý những nội dung sau đây trong hợp đồng:
- Chế độ đào tạo, bồi dưỡng tay nghề
- Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc người sử dụng lao động hoặc người đại diện hợp pháp
- Thông tin của người lao động gồm tên tuổi, năm sinh, nơi ở, CCCD/CMND…
- Các loại bảo hiểm xã hội và y tế
- Chế độ bảo hộ lao động
- Thời gian làm việc và nghỉ ngơi
- Chế độ nâng lương, bậc lương
- Mức lương thưởng, thời hạn, hình thức chi trả lương…
- Thời hạn của hợp đồng
- Công việc và địa chỉ làm việc
Có nên ký hợp đồng thời vụ hay không?
Khi tham gia lao động ngắn hạn, người lao động được khuyến khích nên ký hợp đồng làm việc. Đây chính là một hình thức để bảo vệ người lao động khi gặp sự cố, vấn đề trong quá trình lao động. Cụ thể như sau:
- Được bảo vệ các quyền lợi chính đáng, đúng pháp luật như: Trả lương đúng thời hạn, không bị chấm dứt hợp đồng khi không rõ lý do…
- Được tham gia đóng bảo hiểm: bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội khi đáp ứng đủ các yêu cầu theo quy định. Bên cạnh đó, người lao động còn được hưởng các trợ cấp về chế độ thai sản, hưu trí, thất nghiệp,…
Một số lưu ý khi muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng thời vụ
Đối với một số trường hợp vì lý do cá nhân, người lao động muốn đơn phương kết thúc hợp đồng trước thời hạn. Tuy nhiên, họ cần phải theo dõi và thực hiện theo những quy định tại Điều 37 của Luật lao động 2012 để bảo vệ các quyền lợi của bản thân.
Việc trước tiên cần phải làm là người lao động phải thông báo trước cho người sử dụng trong thời hạn đã được quy định tại Hợp đồng đã được ký kết trước đó.
Thông thường, người lao động cần phải báo trước ít nhất ba ngày nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:
- Không được đảm bảo điều kiện làm việc như đã thỏa thuận
- Không được nhận địa chỉ và công việc làm theo nhu cầu.
- Tiền lương, thời hạn trả lương không đúng theo thỏa thuận
- Bị ngược đãi, hành hạ, quấy rối, đau ốm tạm thời không có khả năng lao động…
- Gia đình gặp khó khăn, không thể tiếp tục đi làm
- Trường hợp mang thai
- Một số trường hợp khác
Sau đây là một vài lưu ý mà các nhân viên thời vụ cần phải lưu ý:
- Trường hợp thai sản: Lao động nữ mang thai cần được nghỉ ngơi phải báo trước thời hạn để phía doanh nghiệp thuê lao động điều chỉnh, sắp xếp công việc.
- Trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn sẽ cần thông báo trước cho người lao động ít nhất 3 ngày làm việc theo như Luật lao động.
- Trường hợp người lao động tự ý đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, sẽ bị hủy các quyền lợi về trợ cấp thôi việc theo như quy định của Luật lao động.
Trên đây là bài viết làm thời vụ bao nhiêu tuổi? Việc làm thời vụ có cần ký kết hợp đồng hay không? Và những lưu ý liên quan. Với những thông tin này, Kiến Vàng 247 đã giải đáp hầu hết những thắc mắc mà nhiều người lao động đang quan tâm và có thể ứng tuyển vào những công việc phù hợp với bản thân.
>> Có thể bạn quan tâm: Hợp đồng thời vụ là gì? Những điều cần biết về hợp đồng thời vụ