Xem nhanh
Trong lĩnh vực nhà hàng, phục vụ bàn là người tiếp xúc với khách hàng nhiều nhất. Mức độ hài lòng của khách hàng không những nằm trong menu, chất lượng món ăn, không gian nhà hàng mà còn nằm ở cách phục vụ của nhân viên bồi bàn nữa. Để hiểu rõ hơn về nghề phục vụ bàn và những vấn đề xoay quanh hãy cùng Kiến Vàng 247 khám phá nội dung bên dưới để biết rõ hơn.
Phục vụ bàn là gì?
Phục vụ bàn là công việc của nhân viên phục vụ, có trách nhiệm bưng bê, phục vụ món ăn, đồ uống cho khách hàng tại nhà hàng, khách sạn.
Ngoài những công việc chính người chạy bàn còn làm các công việc khác như:
- Dọn dẹp, bài trí bàn tiệc, khu vực ăn uống cho khách
- Chào đón khách hàng, đưa thực đơn cho khách gọi món
- Giải đáp những vấn đề liên quan đến thực đơn cho khách
- Ghi chép lại những món ăn, đồ uống mà khách yêu cầu
- Kiểm tra lại danh sách gọi món, chuyển danh sách xuống bếp để bộ phận bếp thực hiện
- Mang đồ ăn, thức uống cho khách
- Đáp ứng yêu cầu phục vụ, giải đáp thắc mắc từ khách hàng
- Dọn dẹp sau khi khách dùng bữa xong
- Sắp xếp chỗ ngồi và chào đón khách mới
Vai trò của nhân viên phục vụ bàn
Thực hiện các công việc đầu ca
- Trước khi bắt đầu công việc, nhân viên phục vụ bàn phải thay đồng phục, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh cá nhân, tóc gọn gàng, tác phong chuẩn chỉ theo quy định.
- Thực hiện lau chùi dụng cụ ăn uống như bát, đũa, chén, ly, thìa,… đảm bảo sạch sẽ đúng tiêu chuẩn vệ sinh theo quy định của nhà hàng.
- Thực hiện việc gấp giấy ăn, khăn ăn.
- Setup bàn ăn, bàn tiệc theo đúng quy định phong cách phục vụ của nhà hàng với đầy đủ những dụng cụ, vật trang trí cần thiết.
Các quy trình phục vụ khách hàng
- Đưa menu để khách chọn món ăn, đồ uống. Tư vấn, giới thiệu những món đặc sản, món chủ đạo của nhà hàng.
- Tiếp nhận thông tin gọi món từ khách và xác nhận lại với khách về tên món, số lượng, đơn vị tính để tránh trường hợp phục vụ nhầm món.
- Chuyển danh sách gọi món cho thu ngân và nhà bếp.
- Mang thức ăn ra bàn cho khách, đảm bảo phục vụ đúng món ăn, thức uống, đúng bàn, đúng thứ tự và số lượng chính xác.
- Phục vụ các yêu cầu của khách: Rót rượu, khách gọi thêm món, thêm nước sốt…
- Hướng dẫn khách hàng thanh toán chi phí bữa ăn.
- Nhân viên phục vụ bàn dọn dẹp bàn khách đã ăn và thay dụng cụ ăn mới để phục vụ khách khác.
Phục vụ Room Service
- Nhân viên phục vụ bàn sẽ tiếp nhận thông tin dịch vụ Room Service từ Order Taker (Thư ký buồng phòng) của bộ phận.
- Thực hiện việc setup xe đẩy đáp ứng nhu cầu phục vụ theo yêu cầu gọi món của khách hàng.
- Chuẩn bị rượu và nhận thức uống từ quầy bar. Nhận món ăn từ bếp và che đậy bằng dụng cụ chuyên dụng.
- Nhận hóa đơn thanh toán từ thu ngân và kiểm tra lại thông tin chính xác.
- Di chuyển xe đẩy phục vụ đến phòng khách và thực hiện các bước phục vụ Room Service tại phòng khách.
Bảo quản dụng cụ nhà hàng trong quá trình làm việc
- Đảm bảo khu vực mình phụ trách luôn sẵn sàng những dụng cụ cần thiết để phục vụ khách như: Chén, đũa, muỗng, ly, dĩa…
- Phục vụ bàn phải cẩn thận, nhẹ nhàng, tránh làm rơi vỡ, hư hỏng dụng cụ của nhà hàng. Nếu có sự cố xảy ra như rơi đĩa, chén trong lúc phục vụ, phải bình tĩnh xử lý và báo lại với cấp trên những dụng cụ đã hỏng.
Phối hợp với các bộ phận khác
Phục vụ bàn phối hợp làm việc cùng với các bộ phận khác như Thu ngân, Quản lý nhà hàng, Đầu bếp,… khi khách gọi món, hủy món, gộp bàn, tách bàn,… khi khách đến đông để việc phục vụ khách hàng diễn ra một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.
Các công việc khác
- Hỗ trợ các nhân viên phục vụ bàn khác phục vụ khách khi nhà hàng có đông khách.
- Xử lý các sự cố phát sinh trong nhà hàng và báo cáo cấp trên những sự việc không đủ khả năng giải quyết một mình.
- Phối hợp triển khai thực hiện các chương trình Marketing của nhà hàng.
- Tham gia đầy đủ các cuộc họp của bộ phận, báo cáo những phản hồi ghi nhận từ khách hàng.
- Nhiệt tình tham gia các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ khi được khách sạn – nhà hàng tạo điều kiện.
- Thực hiện các công việc khác khi được cấp trên yêu cầu.
Người tạo nên hình ảnh đẹp cho nhà hàng
Phục vụ bàn là người thường xuyên có mặt trong các khu vực phục vụ khách hàng và tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Khách hàng sẽ là người đánh giá xem thái độ của nhân viên phục vụ có nhiệt tình, cởi mở hay không, rồi sau đó đánh giá chất lượng của nhà hàng. Điều này lí giải cho việc vì sao nhân viên phục vụ phải luôn cẩn trọng và hành động một cách chuyên nghiệp để gây ấn tượng tốt cho khách hàng.
Các kỹ năng phục vụ bàn chuyên nghiệp
Kỹ năng phán đoán, nắm bắt thông tin khách hàng
Thật không dễ dàng để thực hiện tốt kỹ năng này, cần phải có nhiều kinh nghiệm và thời gian làm việc đủ lâu mới có thể làm được. Khi làm việc, cố gắng thực hiện tác phong nhanh chóng, hiểu được suy nghĩ của khách hàng đang muốn gì và cần gì. Chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng của bạn chắc chắn sẽ tăng lên khi bạn làm điều này thành công.
Kỹ năng quan sát
Đội ngũ phục vụ bàn phải liên tục theo dõi thực khách trong khi họ sử dụng món ăn để hiểu nhu cầu của họ và có mặt khi khách hàng cần. Đối với người phục vụ tại nhà hàng, đây là một kỹ năng quan trọng, mang tính sống còn. Kỹ năng này sẽ giúp nhân viên biết được khi nào cần lên món, lên bia rượu, thanh toán tiền,…
Kỹ năng xử lý tình huống phát sinh
Những tai nạn bất ngờ có thể xãy ra trong suốt quá trình phục vụ như rơi đồ ăn, vỡ ly, chén,… là điều không thể tránh khỏi, sự cố này do chính bản thân mình hoặc thực khách tạo ra. Phục vụ bàn phải có khả năng đối phó với các tình huống này một cách nhanh chóng và thành thạo mà không làm giảm đi chất lượng dịch vụ nhà hàng.
Kỹ năng giao tiếp
Một trong những kỹ năng cơ bản cần có của nhân viên phục vụ nhà hàng là giao tiếp. Bạn phải có phong thái lịch sự, giọng nói dễ hiểu, phát âm chuẩn khi chào hỏi khách hàng khi họ đến nhà hàng với nụ cười và sự chào đón nồng nhiệt. Để kết nối với khách hàng, bạn cũng phải biết cách giao tiếp bằng ánh mắt.
Kỹ năng chăm sóc khách hàng
Phục vụ bàn cần phải lưu tâm cách chăm sóc khách hàng một cách ân cần, chu đáo. Giúp khách hàng kéo ghế ngồi vào bàn, hỗ trợ khách treo áo khoác vào vị trí thích hợp, hỏi khách xem có cần gì và có hài lòng với cách phục vụ của nhà hàng hay không. Khách hàng sẽ cảm thấy mình luôn được chào đón, chăm sóc chu đáo và chắc chắn họ sẽ muốn quay lại lần khác.
Trên đây là bài viết tổng hợp tất cả những vấn đề liên quan đến nghề phục vụ bàn. Với những kiến thức này, Kiến Vàng 247 hy vọng những ai đang có ý định trở thành bồi bàn chuyên nghiệp, đừng quên trau dồi các kỹ năng mềm và kỹ thuật phục vụ thật tốt để hiệu quả công việc luôn đạt năng suất.
Có thể bạn quan tâm: Top 15 việc làm thời vụ cho sinh viên TPHCM tốt nhất