Mã ngành cung ứng nhân lực là gì? Những thủ tục liên quan

Mã ngành cung ứng lao động

Mã ngành cung ứng nhân lực hiện nay đang nổi lên như “một hiện tượng” trong thị trường cung ứng lao động. Mặc dù nước ta vẫn đang là một nước có “dân số vàng” nhưng tình trạng thiếu nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp vẫn đang diễn ra phổ biến. Chính vì điều này đã tạo cho cho ngành cung ứng nhân lực trở nên phát triển. Vậy muốn biết được mã ngành cung ứng nhân lực được quy định như thế nào? Hãy cùng Kiến Vàng 247 tìm hiểu bài viết dưới đây.

Ngành cung ứng nhân lực là gì?

Cung ứng nhân lực là hoạt động cung ứng lao động được tạo ra bởi một tổ chức, doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp, trực tiếp ký hợp đồng với người lao động nhưng lại không trực tiếp sử dụng mà cho doanh nghiệp khác thuê lại.

Người lao động ở trong mối quan hệ này sẽ ký hợp đồng với công ty cung ứng lao động. Tuy nhiên, những người này lại chịu sự quản lý bởi doanh nghiệp thuê lại lao động cung ứng. Vốn dĩ vấn đề này xãy ra nhiều là do số lượng cần người lao động ngày một tăng mà các doanh nghiệp tuyển dụng không thể đáp ứng đủ số lượng.

Hoạt động cung ứng nguồn nhân lực thúc đẩy nhân viên làm việc có năng suất, chất lượng, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu mà công ty đã đề ra. Không chỉ đảm bảo về số lượng công việc mà còn đánh giá chất lượng sản phẩm và sự phân bố các vị trí để duy trì được sự cân bằng cung, cầu trong doanh nghiệp.

Ngành cung ứng nhân lực
Ngành cung ứng nhân lực

Vai trò của cung ứng nhân lực?

Việc phân bổ nguồn nhân lực không đồng đều làm tăng thêm chi phí đào tạo, tiền lương hoặc quá tải công việc,… Do vậy, cung ứng nhân lực đóng vai trò quan trọng trong việc đưa tên tuổi của công ty đi lên và quá trình hoạt động tăng gia sản xuất, kinh doanh.

Cung ứng nguồn nhân lực đóng vai trò hỗ trợ trong chức năng quản lý, chỉ đạo và các hoạt động khác trong công ty giúp duy trì sự thịnh vượng, cân bằng nhân sự. Đánh giá nhu cầu nhân viên và cung cấp kịp thời đầy đủ các kỹ năng, kinh nghiệm, chuyên môn làm việc.

Hoạt động cung ứng nguồn nhân lực còn có tầm ảnh hưởng vô cùng to lớn trong việc đào tạo chất lượng nhân sự, tạo động lực, hỗ trợ nhân viên công ty, xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp gắn kết với mục tiêu hợp tác cùng nhau phát triển.

Cung ứng nhân lực giúp duy trì sự thịnh vượng của công ty
Cung ứng nguồn nhân lực giúp duy trì sự thịnh vượng của công ty

Mã ngành cung ứng nhân lực

Theo quy định tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì mã ngành cung ứng và quản lý lao động gồm có:

782 – 7820 – 78200: Cung ứng lao động tạm thời

Nhóm này bao gồm: Cung ứng lao động theo yêu cầu của khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định, bổ sung kịp thời lực lượng lao động cho các doanh nghiệp. Những người được tuyển dụng là lao động của khu vực dịch vụ lao động tạm thời. Tuy nhiên, các đơn vị được phân loại ở đây không trực tiếp giám sát, quản lý người lao động mà doanh nghiệp thuê lại mới chính là đơn vị chịu tránh nhiệm trong việc thực hiện giám sát.

Cung ứng lao động tạm thời
Cung ứng lao động tạm thời

783 – 7830: Cung ứng và quản lý nguồn lao động

78301: Cung ứng và quản lý nguồn lao động trong nước

Nhóm này bao gồm: Các hoạt động cung ứng nguồn lao động ổn định, dài hạn, quản lý nguồn lao động trong nước, công ty sẽ đại diện cho người lao động trong những trường hợp liên quan đến thuế, thanh toán tiền lương, tiền thưởng và một số vấn đề tài chính khác. Công ty không có trách nhiệm chỉ đạo và giám sát người lao động.

Ngoại trừ trường hợp:

  • Cung cấp nguồn lao động với vai trò giám sát hoặc quản lý kinh doanh được phân bổ vào nhóm hoạt động kinh tế tương ứng với ngành kinh doanh đó.
  • Cung cấp chỉ có nguồn lao động phân bổ vào nhóm hoạt động kinh tế tương ứng với yếu tố đó.
Cung ứng lao động ở trong nước
Cung ứng lao động ở trong nước

78302: Cung ứng và quản lý nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài

Nhóm lao động này bao gồm: Các hoạt động cung ứng nguồn lao động ổn định, lao động phổ thông, lao động dài hạn, quản lý nguồn lao động xuất khẩu ở nước ngoài, đại diện cho người lao động trong các trường hợp liên quan đến visa, thanh toán tiền lương, thuế, các vấn đề về tài chính hoặc nguồn lao động, nhưng công ty sẽ không có trách nhiệm trong việc chỉ đạo và giám sát trực tiếp người lao động.

Ngoại trừ:

  • Chỉ cung cấp yếu tố lao động, xem nhóm hoạt động kinh tế tương ứng với các yếu tố nguồn cung lao động đó.
  • Cung ứng lao động với vai trò giám sát, quản lý kinh doanh, được phân theo nhóm hoạt động kinh tế tương ứng với ngành nghề kinh doanh đó.
Xuất khẩu lao động ra nước ngoài
Xuất khẩu lao động ra nước ngoài

Thủ tục để cấp mã ngành quản lý và cung ứng nhân lực

Đối với doanh nghiệp muốn đăng kí bổ sung ngành nghề quản lý và cung ứng nhân lực đi vào hoạt động kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì cần phải làm thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Hồ sơ đề nghị bổ sung ngành nghề kinh doanh như sau:

  • Thông báo đối với việc bổ sung ngành nghề quản lý và cung ứng nguồn lao động có đầy đủ nội dung cơ bản như sau: Tên, mã số doanh nghiệp, ngành nghề cần bổ sung đó là ngành nghề quản lý và cung ứng nguồn lao động, họ tên, chữ ký người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đã được quy định.
  • Quyết định và biên bản họp về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh của công ty (bản sao hợp lệ).
  • Văn bản ủy quyền trong trường hợp người đi nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật của công ty.
  • Một số giấy tờ cần thiết khác.
  • Cơ quan có thẩm quyền bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT đặt trụ sở chính tại doanh nghiệp.
  • Thời hạn để giải quyết hồ sơ là ba ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ.
  • Trường hợp doanh nghiệp bổ sung ngành nghề kinh doanh mà không thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Thủ tục cấp mã ngành quản lý và cung ứng nhân lực
Thủ tục cấp mã ngành quản lý và cung ứng nhân lực

Công ty cung ứng nhân lực là gì?

Doanh nghiệp khi cho thuê lại lao động là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh Nghiệp, được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, tuyển dụng lao động, giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Sau đó, công ty sẽ điều phối người lao động sang làm việc và chịu sự điều hành của doanh nghiệp sử dụng lao động những vẫn duy trì quan hệ lao động với công ty đã giao kết hợp đồng lao động theo Điều 12 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP.

Có thể nói rằng, doanh nghiệp cung ứng lao động hay có ngành nghề cung ứng lao động là doanh nghiệp được hình thành theo đúng quy định của pháp luật và được cấp giấy phép hoạt động tương ứng.

Ngành nghề cung ứng nhân lực là ngành nghề kinh doanh nên các công ty sau khi thành lập xong công ty thì bắt buộc phải tiến hành làm thủ tục xin giấy phép cho thuê lại lao động.

Công ty cung ứng nguồn nhân lực
Công ty cung ứng nguồn nhân lực

Thành lập doanh nghiệp có ngành nghề cung ứng nhân lực

Dưới đây, Kiến Vàng 247 xin chia sẻ hồ sơ khi thành lập các loại hình doanh nghiệp phổ biến như Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên

Hồ sơ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên do cá nhân là chủ sở hữu

Thủ tục gồm có các loại giấy tờ sau:

  • Bản sao chứng thực một trong các giấy tờ: Đối với công dân Việt Nam bắt buộc phải có thẻ CCCD/ CMND hoặc hộ chiếu quốc tịch Việt Nam còn hiệu lực. Đối với người nước ngoài thì phải có hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài vẫn còn hiệu lực.
  • Điều lệ công ty.
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục này.
Thủ tục giấy tờ gồm có hộ chiếu
Thủ tục giấy tờ gồm có hộ chiếu, CMND/ CCCD

Hồ sơ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên

Thủ tục hồ sơ gồm có các loại giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng kí doanh nghiệp (Theo mẫu Phụ lục tại Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT).
  • Điều lệ của công ty
  • Danh sách các thành viên
  • Giấy ủy quyền cho người đại diện thực hiện thủ tục đăng kí này.
  • CMND/ CCCD hoặc hộ chiếu của các thành viên trong công ty (bản sao hợp lệ).
Thủ tục giấy tờ cần có giấy CMND
Thủ tục giấy tờ cần có giấy CMND

Điều kiện để được cấp Giấy phép cho thuê lại lao động

Tại Điều 21 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, điều kiện được cấp Giấy phép cho thuê lại lao động được quy định như sau:

“1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động phải bảo đảm điều kiện:

a) Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

b) Không có án tích.

c) Đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.

2. Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng).”

Cách tiến hành ký quỹ được diễn ra như sau:

Doanh nghiệp cần phải liên hệ tới ngân hàng ký quỹ (ngân hàng thương mại Việt Nam hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam) để ký quỹ.

Tiền ký quỹ được sử dụng với mục đích thanh toán tiền lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm thất nghiệp, bệnh tật nghề nghiệp và các chế độ phúc lợi khác đối với người lao động thuê lại theo thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng lao động

Thỏa hiệp lao động tập thể, quy chế, nội quy của doanh nghiệp cho thuê hoặc phải bồi thường cho người thuê lại lao động trong trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại vi phạm hợp đồng lao động với phía doanh nghiệp thuê lại lao động hoặc gây thiệt hại cho người lao động thuê lại do không đảm bảo được một số quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thuê lại.

Doanh nghiệp cho thuê lại lao động thực hiện nộp tiền ký quỹ theo quy định của ngân hàng nhận ký quỹ và tuân thủ quy định của pháp luật. Doanh nghiệp cung ứng nhân lực được hưởng lãi suất phần trăm từ tiền ký quỹ theo thỏa thuận với ngân hàng và phải đúng với quy định cảu pháp luật.

Ngân hàng tiếp nhận ký quỹ có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động cho thuê lại nhân lực theo Mẫu số 01/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này sau khi doanh nghiệp cho thuê lại hoàn thành thủ tục ký quỹ.

Đối với trường hợp cần thay đổi một trong các thông tin trên giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động cho thuê lại nhân lực bao gồm: tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, số tài khoản ký quỹ thì doanh nghiệp cho thuê lại lao động gửi văn bản đề nghị, các tài liệu để chứng minh việc thay đổi thông tin tới ngân hàng để thay đổi giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động cho thuê lại lao động.

Tiền ký quỹ
Tiền ký quỹ

Trên đây là nội dung bài viết mã ngành cung ứng nhân lực và những thủ tục giấy tờ liên quan. Kiến vàng 247, hy vọng rằng với những thông tin hữu ích này có thể giúp doanh nghiệp hạn chế những sai sót không đáng có khi đăng ký thủ tục cho thuê lại lao động. Nếu nội dung bài viết có gì nhầm lẫn hoặc chưa chuẩn xác, bạn có thể comment ở phần bên dưới để Kiến Vàng kịp bổ sung.

>> Có thể bạn quan tâm: Chia sẻ kinh nghiệm thành lập công ty cung ứng lao động