Xem nhanh
Thiết bị nâng hạ là gì? Gồm bao nhiêu loại? Hiện nay, ngành công nghiệp nặng đang phát triển mạnh mẽ, do đó các thiết bị hạ nâng được đưa vào hỗ trợ con người nhiều hơn trong công nghiệp xây dựng. Để biết được loại máy này sử dụng vào mục đích gì, hãy cũng Kiến Vàng 247 đọc nhanh nội dung bên dưới để biết rõ hơn.
Thiết bị nâng hạ là gì?
Khái niệm
Thiết bị nâng hạ là loại máy dùng để thay đổi vị trí của đối tượng nhờ thiết bị mang vật trực tiếp như móc treo hoặc thiết bị mang vật gián tiếp như gầu ngoạm, nam châm điện, băng, gầu…
Tổng quan về thiết bị hạ nâng
Dựa vào quy trình hoạt động, thiết bị nâng hạ được chia thành hai nhóm chính gồm máy vận chuyển liên tục và máy nâng. Trong đó, máy vận chuyển liên tục được dùng để phục vụ các quá trình di chuyển vật liệu vụn, rời trong phạm vi cho phép. Còn với máy nâng dùng để nâng hạ các khối vật thể có kích thước, trọng lượng lớn.
Cơ chế làm việc của máy nâng là lặp đi lặp lại, ngắn hạn và có thời gian dừng. Máy nâng hạ chuyển động chính theo phương đứng. Ngoài ra, một số dòng máy còn có thêm các chức năng chuyển động quay quanh trục máy, di chuyển máy hay chuyển động lắc quanh trục ngang. Việc phối hợp giữa các chuyển động, các vật thể sẽ được máy cơ di chuyển đến bất cứ vị trí nào theo yêu cầu của người dùng trong phạm vi không gian làm việc của máy nâng.
Các dòng máy chỉ có một chức năng chuyển động nâng hạ được gọi là máy và thiết bị nâng hạ đơn giản. Chẳng hạn như bàn nâng, sàn thao tác, tời, kích, pa lăng,… Các dòng máy có từ hai chuyển động trở lên được gọi là cần trục. Trong thực tế còn có thêm một số loại máy nâng chuyển khác được xếp vào nhóm riêng. Ví dụ: giếng tải dùng trong ngành khai thác mở, thang máy, các thiết bị bốc xếp hàng hóa,…
Phân loại thiết bị nâng hạ
Thiết bị nâng cần trục
Đối với thiết bị nâng cần trục, người ta sẽ dựa vào cấu tạo và nguyên tắc làm việc để phân loại. Cụ thể như sau:
Cần trục tự hành: Là nhóm các loại cần trục tự di chuyển ngang trên mặt đất bằng chính nguồn năng lượng được đặt kèm trên cần trục. Loại này thường được thiết kế tay cần nghiêng, có thể thay đổi tầm với bằng góc nghiêng tay cần hoặc lắp thêm tay cần phụ. Thiết bị nâng hạ này dùng trọng lượng phần xe tự hành để làm đối trọng, trong một số trường hợp có thể kết hợp thêm đối trọng phụ đặt trên máy. Cần trục tự hành bao gồm:
- Cần trục tự hành bánh lốp, cần trục tự hành bánh xích.
- Cần trục tự hành tay cần ống lồng, cần trục tự nổi, cần trục đường sắt.
- Cần trục ô tô gồm các dòng ô tô tải có thùng ben được gắn thêm cánh tay cẩu để bốc hàng lên thùng xe hoặc dỡ hàng xuống để tiết kiệm thời gian, công sức cũng như chi phí thuê nhân công bốc vác.
Cần trục tháp: Là thiết bị có tay cần gắn trên trụ tháp cao hoặc được thiết kế với cấu trúc có chức năng như một tháp cao. Loại máy này thường được sử dụng để vận chuyển vật thể theo phương thẳng đứng. Dùng cho các công việc nâng hạ ở độ cao lớn hoặc rất lớn. Ví dụ như: xây dựng các các tòa nhà cao ốc, tòa nhà cao tầng, xây dựng khách sạn,… Cần trục tháp được chia làm các loại sau:
- Cần trục tháp chân tháp di động: Thiết bị nâng hạ này không thích hợp với các công trình xây dựng cao tầng vì việc di động cả tháp cùng chân sẽ làm ảnh hưởng tới chiều cao nâng của cần trục. Do đó, phải đảm bảo thiết bị có thể hoạt động ổn định và an toàn trong quá trình vận hành. Cần trục tháp chân tháp di động thường được dùng cho việc thi công các công trình có độ cao trung bình, không quá lớn nhưng cần phải chạy nhiều đơn nguyên.
- Cần trục tháp chạy trên ray: Là nhóm cần trục tháp có khả năng di chuyển ngang trên ray bằng nguồn năng lượng lấy từ ngoài cần trục. Bên cạnh đó, còn có một số loại cần trục tháp bánh xích hay cần trục tháp ống lồng.
- Cần trục tháp chân cố định: Loại cần trục này đặc biệt rất thích hợp cho các dự án, công trình xây dựng tòa cao tầng, siêu cao tầng. Phần trụ tháp được neo cố định vào công trình, tăng dần theo độ cao của công trình đấy. Để ổn định tay cầm khi nâng tải, bên trên trụ tháp ngược phía tay cần sẽ tay cần dùng để treo đối trọng. Mục đích cho việc này để tạo ra mô-men lực giữ thẳng được mô-men tải trong suốt quá trình cần trục hoạt động.
- Ngoài ra, thiết bị nâng hạ này còn có một số loại cần trục tháp khác như: cần trục cột buồm, cần trục nổi, cần trục cột quay, cần trục chân dế,…
Thiết bị nâng và vận chuyển
- Xe nâng tay thấp là dòng xe nâng chuyên dùng để nâng hay vận chuyển hàng hóa trong các công xưởng hoặc nhà máy.
- Xe nâng tay cao là dòng xe nâng chuyên dùng để nâng cao hàng hóa trong các công xưởng hoặc nhà máy.
- Xe nâng tay cân điện tử là dòng xe chuyên dùng để nâng, hạ hay di chuyển hàng hóa. Điều đặc biệt ở chỗ, loại xe này được gắn thêm cân điện tử nhằm cân khối lượng hàng hóa, giúp rút ngắn quy trình làm việc trong các công xưởng.
- Xe nâng thùng phuy là dòng xe nâng chuyên dùng để nâng cao, hay di chuyển các thùng phuy chứa chất lỏng.
- Xe nâng mặt bàn là mẫu xe được thiết kế như một chiếc bàn sắt, sử dụng động cơ thủy lực để nâng – hạ hàng hóa. Ngoài ra, loại xe nâng này còn được thiết kế bánh xe, giúp di chuyển hàng hóa.
- Xe đẩy kéo hàng là loại xe chuyên dụng dùng để di chuyển hàng hóa nặng, cồng kềnh, giảm áp lực trong lúc làm việc. Đồng thời, giải phóng sức lao động của công nhân đang làm việc tại các siêu thị, nhà hàng, kho xưởng.
- Bàn nâng thủy lực là thiết bị chuyên dùng để nâng hàng hóa lên trên cao, thiết bị này thường được sử dụng tại các công ty sản xuất nguyên liệu, sản xuất lương thực – thực phẩm, công ty in ấn, hay công xưởng cơ khí,…
- Xe nâng điện ngồi lái là dòng xe chuyên dùng để di chuyển, bốc xếp và nâng hạ các loại hàng hóa nặng một cách dễ dàng.
- Xe nâng điện đứng lái là dòng xe chuyên dụng dùng để di chuyển và nâng hạ hàng hóa tại các cơ sở nhỏ, số lượng hàng hóa cần bốc xếp không nhiều như các công xưởng nhỏ, các cửa hàng,…
- Thang nâng người là thiết bị chuyên dùng để nâng người làm việc trên cao như trang trí nội thất, lắp bóng đèn, sơn sửa nhà cửa, đóng la-phong… giúp công việc của người công nhân trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Một số lưu ý khi sử dụng các thiết bị nâng hạ
Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng thiết bị nâng hạ người sử dụng cần lưu ý những yếu tố sau:
- Kiểm tra độ an toàn của máy theo quy định của Nhà nước.
- Cần nắm rõ các tính năng, đặc tính kỹ thuật cũng như tác dụng của sản phẩm trước khi sử dụng.
- Chỉ nên dùng hai hoặc nhiều thiết bị để cùng nâng một tải trọng trong các trường hợp đặc biệt.
- Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm khi chưa qua kiểm định chất lượng.
- Nên sử dụng các thiết bị nâng hạ đang trong tình trạng tốt và còn thời hạn bảo hành.
Trên đây là bài viết thiết bị nâng hạ là gì? cùng những vấn đề liên quan đến thiết bị này. Thông qua nội dung phía trên, Kiến Vàng 247 hy vọng bạn đọc có nhiều thông tin bổ ích và vận dụng tốt vào công việc của mình.
Câu Hỏi Thường Gặp:
Có mấy loại thiết bị nâng hạ?
Có hai loại thiết bị nâng hạ chính: Thiết bị nâng cần trục, thiết bị nâng và vận chuyển
Sử dụng thiết bị nâng hạ có lợi ích gì?
Thiết bị nâng hạ mang lại nhiều lợi ích thiết thực như giúp việc rửa hay sửa chữa khu vực gầm xe được thuận tiện, dễ dàng hơn. Ngoài ra, khách hàng cũng nên lưu ý đến cách sử dụng cũng như lựa chọn đơn vị bán hàng uy tín, chính hãng nhằm đảm bảo chất lượng.