Quản trị nhân sự là gì? Những điều cần biết về quản lý nhân sự

Quản trị nhân sự (HR)

Quản trị nhân sự là gì? Vai trò quản lý nhân sự? Tầm quan trọng của quản trị nhân sự? đây là quy trình vận hành không thể thiếu trong mỗi công ty. Vì vậy, nhà lãnh đạo muốn vận hành công ty tốt đều phải có hệ thống quản trị nhân sự, để xây dựng hệ thống quản lý tối ưu. Bài viết dưới đây Kiến Vàng 247 chia sẻ tất cả các vấn đề liên quan đến quản trị nhân sự

Quản trị nhân sự là gì?

Quản trị nhân sự hay còn gọi là quản trị nguồn nhân lực (trong tiếng Anh là Human Resource Management) – là việc tìm kiếm, khai thác, quản lý và sử dụng nguồn lực về con người trong một doanh nghiệp sao cho hợp lý và hiệu quả nhất.

Nguồn nhân lực là cốt lõi, là tài sản cốt lõi của doanh nghiệp. Do vậy, xây dựng và phát triển nhân sự là điều cần thiết nhất đối với mọi tổ chức. Quản trị nhân sự đóng vai trò quyết định nguồn nhân lực của một tổ chức sẽ phát triển bền vững hay bị bỏ lại phía sau.

Ngành quản trị nguồn nhân lực
Ngành quản trị nguồn nhân lực

Tầm quan trọng của quản trị nhân lực đối với doanh nghiệp

Vai trò ban đầu của quản trị nhân sự là hỗ trợ phát triển, định hướng và giám sát bộ máy nguồn nhân lực để bộ máy hoạt động phù hợp với các mục tiêu chiến lược của công ty.

Hơn nữa, quản lý nguồn nhân lực hiệu quả có tác động đến môi trường làm việc của nhân viên, bao gồm cả việc tạo động lực, truyền cảm hứng đến tất cả nhân viên trong công ty giúp thúc đẩy năng suất lao động.

Tầm quan trọng của quản trị nhân lực được thể hiện qua các mục tiêu sau:

  • Theo dõi văn hóa, đánh giá và phát triển môi trường văn hóa doanh nghiệp.
  • Quản trị tài năng một cách tổng thể
  • Có trách nhiệm trong việc tuyển dụng lực lượng lao động chất lượng cao.
  • Đề xuất mức lương dựa trên việc đánh giá trị trường.
  • Đề xuất các chương trình lợi ích dành cho nhân viên.
  • Tổ chức và đảm bảo các chương trình hoạt động tại nơi làm việc.
  • Đảm nhiệm công việc làm cầu nối giúp giải quyết mọi mâu thuẫn giữa nhân viên và lãnh đạo.

Vai trò quản trị nhân sự trong doanh nghiệp

Quản trị nhân sự rất quan trọng đối với sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nó hỗ trợ đơn vị đạt được sự đồng bộ, nhất quán trong việc áp dụng các quy định và nhiệm vụ, đảm bảo rằng tất cả các bộ phận hoạt động một cách êm xuôi.

Người quản lý nhân sự có thể giúp nhà quản lý theo dõi công việc của từng nhân viên, nắm rõ quy trình hoạt động và khen thưởng cho nhân viên xuất sắc.

Quản trị nhân sự còn giúp doanh nghiệp xây dựng và thực hiện các chính sách, phúc lợi, bảo hiểm xã hội và phụ cấp của nhân viên.

Nếu một công ty muốn thành công, trước hết mỗi nhân viên làm việc phải làm việc hiệu quả, phát huy hết năng lực. Đảm bảo các quyền lợi của nhân viên, tạo bầu không khí làm việc dễ chịu sẽ làm tăng sự hứng thú, sáng tạo và yêu thích công việc của mỗi nhân viên. Năng suất làm việc mỗi người tăng lên một ít cũng đủ giúp công ty đạt được lợi nhuận đáng kể. Hơn nữa, bộ máy nhân sự ngày càng trở nên mạnh mẽ, gắn kết và ổn định.

Vai trò quản lý nhân sự trong doanh nghiệp
Vai trò quản lý nhân sự trong doanh nghiệp

>> Xem thêm: 7 bước xây dựng quy trình quản lý nhân sự doanh nghiệp

Nhiệm vụ chính của ngành quản trị nhân sự

Tuyển dụng nhân sự: Hoạt động tìm kiếm ứng viên trên các diễn đàn, trang web tuyển dụng, nhóm Facebook, v.v., hoặc liên kết với các trường cao đại học để tìm ra những cá nhân có năng lực. Sau đó liên hệ, phỏng vấn và chọn những ứng viên xuất sắc phù hợp với công việc và văn hóa công ty.

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Không chỉ có nhân viên mới mà tất cả những nhân viên ở công ty phải thường xuyên học hỏi kiến thức và năng lực chuyên môn mới, cũng như bắt kịp các quy tắc và định hướng của đơn vị. Do đó, người phụ trách quản lý nguồn nhân lực có trách nhiệm tổ chức các buổi đào tạo này cho tất cả nhân viên của công ty hàng tháng hoặc hàng quý.

Sắp xếp và giao việc cho nhân viên: Đây là nhiệm vụ quan trọng của người quản trị nhân sự . Nhiệm vụ của họ là xác định đúng khả năng của một nhân viên để có được sự sắp xếp phù hợp, mang lại hiệu quả tối đa.

Quản lý và đề ra các chính sách nhân sự: Để cả bộ máy hoạt động một cách hiệu quả mà vẫn tuân thủ theo pháp luật của Nhà nước thì công ty cần phải đề ra các chính sách và kế hoạch nhất quán. Người đảm nhận vị trí quản rị nhân sự phải cùng với nhà quản lý công ty lập ra chính sách đó. Hơn nữa, họ còn phải quản lý và giải quyết những vấn đề phát sinh xãy ra trong quá trình triển khai.

Thực hiện giám sát và kiểm tra nhân sự: Sau khi có chính sách nhân sự, nhiệm vụ tiếp theo của người quản trị nhân sự là triển khai và giám sát nhân viên, đảm bảo rằng họ đang tuân thủ các chính sách của công ty. Bên cạnh đó , họ còn tiến hành kiểm tra, đánh giá năng lực của nhân viên để có thể đề xuất, nhận xét về hiệu quả công việc.

Chấm công nhân viên và tính lương: Đây là một nhiệm vụ cơ bản và bắt buộc cần phải làm, vì nó ảnh hưởng đến vấn đề lương thưởng. Giờ đây, việc theo dõi tất cả các ngày làm việc của nhân viên trở nên dễ dàng hơn nhờ sự trợ giúp của máy chấm công. Tuy nhiên, một số nhiệm vụ, chẳng hạn như theo dõi nghỉ phép của nhân viên và tính toán chính xác tiền lương, không thể được thực hiện bởi robot mà phải được thực hiện bởi những người trong bộ phận quản lý nhân sự.

Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp: Tại công ty không chỉ có các hoạt động liên quan đến công việc cốt lõi mà còn có các hoạt động gắn kết, thể dục thể thao, phát triển văn hóa doanh nghiệp. Vai trò của nhà quản trị nhân sự là phải đảm đương các điều đó.

Nhiệm vụ chính của quản lý nhân sự trong công ty
Nhiệm vụ chính của quản lý nhân sự trong công ty

Các vị trí công việc ngành quản trị nhân sự

Giống như các bộ phận khác rong công ty, ngành quản trị nhân sự có nhiều vị trí công việc để các bạn lựa chọn và tìm hiểu chuyên sâu. Mỗi vị trí sẽ có một số đặc trưng khác nhau như:

  • Hành chính nhân sự: Bạn có thể làm nhân viên trong bộ phận nhân sự hoặc lễ tân của công ty. Đây là vị trí công việc khá nhàn và mức thu nhập ổn định, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh.
  • Chuyên viên quản lý đào tạo: Nếu bạn tin rằng mình có khả năng giao tiếp và truyền đạt mọi thứ một cách rõ ràng và rành mạch, đây là vị trí thích hợp dành cho bạn. Tại đây, bạn sẽ đảm nhận chuyên môn cho các chương trình đào tạo của công ty hàng tháng và hàng quý.
  • Chuyên viên tuyển dụng: Có trách nhiệm tuyển dụng nhân sự, phỏng vấn, đánh giá và sắp xếp công việc cho nhân viên mới.
  • Hoạch định và đào tạo nhân sự: Mục đích của vai trò này là lập kế hoạch tuyển dụng đủ nguồn nhân lực cho doanh nghiệp trong một thời gian nhất định. Ngoài ra, bạn còn đảm nhận trách nhiệm đào tạo và truyền đạt kiến thức cho nhân sự mới.
  • Chuyên viên truyền thông, xử lý quan hệ nội bộ: Làm việc chủ yếu ở nội bộ công ty và giải quyết khéo léo các vấn đề có thể xảy ra, chẳng hạn như kết nối giữa các cá nhân, hợp tác giữa các phòng ban, … Ngoài ra, họ còn phụ trách đưa ra những sáng tạo mới để truyền thông hình ảnh của công ty.
Chuyên viên tuyển dụng nhân viên mới vào công ty
Chuyên viên tuyển dụng nhân viên mới vào công ty

Kỹ năng cần có để làm việc trong ngành quản trị nhân sự

Kỹ năng chuyên môn

Kỹ năng quản lý, hoạch định chính sách nhân sự, dự đoán nhu cầu nhân lực, phát triển hệ thống thông tin nội bộ, nắm bắt tâm lý, nắm bắt thông tin nhanh nhạy, hiểu biết đa lĩnh vực, … là những kĩ năng chuyên môn đối với những người làm việc trong lĩnh vực quản trị nhân sự. Nếu bạn muốn làm việc trong lĩnh vực này lâu dài, bạn sẽ cần phải nắm vững và phát huy hết những kĩ năng này.

Kỹ năng quản lý nhân sự

Khi nói đến các tập đoàn lớn thì số lượng nhân viên rất đông hàng trăm đến hàng nghìn người. Do đó, các chiến lược quy trình hoạch định nguồn nhân lực, kế hoạch phân bổ, định hướng và phát triển nguồn nhân lực phải được thiết lập một cách chuyên nghiệp. Hơn nữa, cần biết cách thiết kế các chương trình sáng tạo độc đáo để thúc đẩy mọi người làm việc hiệu quả hơn.

Kỹ năng quản lý nhân sự
Kỹ năng quản lý nhân sự trong doanh nghiệp

Kỹ năng giao tiếp

Nghề nhân sự đòi hỏi bạn phải làm việc và giao tiếp với nhiều đối tượng, từ các ứng viên đến những người nhiên viên mới và nhân viên của các phòng ban. Do đó, cần có kỹ năng giao tiếp tốt, khôn khéo, nhạy bén và khả năng ứng xử, giải quyết vấn đề. Điều này hỗ trợ cho việc phát triển mối quan hệ với các nhân viên, dễ dàng đưa ra những lời khuyên và đề xuất phù hợp, đặc biệt là cho những nhân viên mới.

Giao tiếp là kỹ năng quan trọng trong quản lý nguồn nhân lực
Giao tiếp là kỹ năng quan trọng trong quản lý nguồn nhân lực

Kỹ năng đàm phán và thuyết phục

Đây là một kỹ năng quan trọng cần có khi giải quyết các mâu thuẫn nội bộ và thuyết phục cấp trên phê duyệt các chiến lược nhân sự. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ bạn trong việc thu hút những ứng viên tài năng đến làm việc và đóng góp cho công ty.

Kỹ năng đàm phán và thuyết phục
Kỹ năng đàm phán và thuyết phục trong quản lý nhân sự

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Trong quá trình làm việc, sẽ không tránh khỏi việc các nhân viên mâu thuẫn với nhau, hoặc giữa nhân viên với sếp về các vấn đề lương thưởng hoặc phong cách làm việc. Trên cương vị là một nhân viên phòng nhân sự, bạn phải biết cách xử lý tình huống một cách có khéo léo, đưa ra mọi giải pháp an toàn và làm hài lòng tất cả các bên để ai cũng được công bằng trong công việc.

Kỹ năng xử lí tình huống
Kỹ năng xử lí tình huống

 

Khả năng lắng nghe, thấu hiểu

Đây là điểu rất quan trọng không chỉ giải quyết các vấn đề nội bộ công ty, mà còn trong phỏng vấn các ứng viên. Bởi vì bạn cần phải hiểu rõ về con người và tính cách của ứng viên thông qua những chia sẻ của họ, để bạn có thể quyết định họ có phù hợp với công việc hay không. Hơn nữa, khả năng lắng nghe và thấu hiểu sẽ rất hữu ích khi làm việc trong bộ phận nhân sự. Đừng quên thực hành kỹ năng này hàng ngày!

Lắng nghe, thấu hiểu là kỹ năng cần thiết trong giao tiếp
Lắng nghe, thấu hiểu là kỹ năng cần thiết trong giao tiếp

Đọc vị người đối diện

Ngôn ngữ cơ thể ngoài lời nói thì hành vi còn tiết lộ tính cách của một người. Người quản trị nhân sự phải khám phá ra những đặc điểm đó để đánh giá kỹ lưỡng hơn về ứng viên mà mình đang phỏng vấn, cũng như khi làm việc nhóm với đồng nghiệp và sếp trong công ty. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về những cá nhân mà bạn làm việc cùng để biết cách cư xử có trách nhiệm trong công việc.

Cách quản lý nhân sự hiệu quả trong doanh nghiệp

  • Chọn phong cách quản lý nhân sự
  • Nắm rõ được năng lực của từng người
  • Định hướng công việc và định hướng phát triển cho nhân viên
  • Lắng nghe ý kiến của nhân viên
  • Luân chuyển những nhân viên giỏi
  • Đặt ra mục tiêu công việc và tiêu chuẩn đánh giá
  • Tạo động lực khích lệ nhân viên làm việc
  • Tạo môi trường làm việc nhóm hiệu quả
  • Mọi nhân viên đều có quyền phát biểu
  • Ngưng việc la mắng nhân viên
Quản lý nhân sự hiệu quả trong doanh nghiệp
Quản lý nhân sự hiệu quả trong doanh nghiệp

Thông qua bào viết trên đây, Kiến Vàng 247 hy vọng bạn đọc có thể biết rõ hơn về quản trị nhân sự là gì? và những vấn đề, kỹ năng liên quan đến nghề này. Nếu cảm thấy thông tin trên đây hữu ích thì like và share bài viết để mọi người cùng đọc.

>> Có thể bạn quan tâm: Recruiter là gì? Sự khác nhau giữa Headhunter & Recruiter