Xem nhanh
Cách sắp xếp bàn thờ tổ tiên như thế nào cho đúng cách? Việc sắp xếp bàn thờ tổ tiên đúng quy chuẩn hết sức quan trọng. Vừa thể hiện được sự tôn kính của con cháu dành cho cội nguồn tổ tiên, vừa mang phước lành đến cho gia đình.
Sắp xếp bàn thờ tổ tiên đúng cách – chuẩn phong tục người Việt
Không chỉ để cầu phúc, mang tài lộc cho gia đình, thể hiện lòng tôn kính tổ tiên và ông bà, việc bài trí bàn thờ gia tiên có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Bàn thờ là nơi gia chủ thể hiện lòng tôn kính của mình với các vị thần hộ mệnh, gia tiên, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn các bậc tiền nhân đã sinh thành. Tôn trọng, cung kính thờ phụng, giáo dục con cháu trong gia đình đối với bề trên là nét đẹp văn hóa cần được lưu giữ trong mỗi gia đình.
Các cách sắp xếp bàn thờ tổ tiên chuẩn phong tục
Theo phong thủ cổ truyền Đông Phương có hai tiêu chí được đặt ra cho việc lựa chọn cách sắp xếp bàn thờ tổ tiên đó là ” nhất vị nhì hướng “, chứng tỏ vị trí đạt bàn thờ quan trọng hơn hướng đi. Giả sử, nếu hướng đi có rộng rãi, đẹp đẽ đến mấy mà vị trí không phù hợp thì coi như bỏ.
Vị trí đặt bàn thờ
Theo phong tục của dân tộc Việt Nam, mọi gia đình đều đặt bàn thờ vị trí trang nghiêm và đẹp nhất ở trong nhà. Ví dụ nhà ở nông thôn thường dùng không gian giữa nhà để đặt bàn thờ, ở thành thị thường làm một không gian riêng trên tầng hai cạnh ban công để làm bàn thờ.
Bàn thờ phải có điểm tựa tọa, tức phía sao phải có bức tường hoặc vách kiên cố, tránh đặt bàn thờ chênh vênh giữa nhà. Bàn thờ phải đặt ở vị trí thoáng đãng, không tựa vào vách nhà vệ sinh, hoặc bếp, phía trên nơi đặt bàn thờ (đối với nhà cao tầng) không được có nhà vệ sinh, hoặc hạn chế phòng ngủ của vợ chồng,…
Hướng bàn thờ
Hướng bàn thờ là hướng đối diện với người đứng thắp nhang, tức là phía bên trong nhìn ra.
Mỗi người có một nhìn nhận về cách đặt hướng bàn thờ tổ tiên một cách khác nhau. Tuy nhiên, Kiến Vàng 247 hướng đặt bàn thờ trước mắt phải đáp ứng đủ các tiêu chí sau:
- Phía trước thoáng đãng, nên đặt theo hướng nhà nhìn ra sân rộng (đối với nhà nông thôn) và nhìn ra sảnh chính, hoặc ban công đối với nhà ở đô thị.
- Hướng đặt bàn thờ không nên đặt nhìn vào vật thể nhọn như góc nhà, hoặc nhìn vào nhà vệ sinh,….
- Trước bàn thờ phải sạch sẽ, ngăn nắp và yên tĩnh càng tốt.
- Nếu hướng nhà hợp với tuổi thì như thêm hoa dệt gấm, như người tuổi đông tứ mệnh mà đặt hướng bàn thờ đông tứ trạch, tây tứ mệnh đặt bàn thờ tây tứ trạch vậy.
Sắp xếp bàn thờ
Mỗi vùng miền sẽ có cách sắp xếp bàn thờ tổ tiên khác nhau, tùy thuộc vào phòng tùng tập quán của từng địa phương, tuy nhiên cách sắp xếp bàn thờ đúng cách cần có những tiêu chí sau:
Sắp xếp từ cao xuống thấp
Bàn thờ không quan trọng kích thước như thế nào nhưng quan trọng về cao thấp, phải có các thứ tự phân tầng phân cấp rõ ràng, cao nhất đó là Phật (nếu gia đình có theo Phật giáo), tiếp đến là Thần, rồi đến Linh (tức gia tiên), ở mỗi tầng cũng phải phân cấp rõ ràng theo từng cấp bậc..
Bàn thờ phải sắp xếp phía sau cao hơn phía trước, tránh các trường hợp ngược lại
Sắp xếp theo trái phải (tả hữu)
Hướng bàn thờ ngược với hướng người đứng thắp hương. Tả thanh Long (tượng trưng cho con trai), Hữu bạch Hổ (tượng trưng cho nữ). Thí dụ, nếu cùng thờ ông bà thì bên trái sẽ đặt di ảnh của Ông và bên phải đặt di ảnh của Bà…
Ba bát hương được đặt lên trên bàn thờ tổ tiên. Bát hương chính giữa dùng để thờ thổ công và các vị thần tại gia. Bát hương bên phải là những người đàn ông mang họ cha, người chồng trong gia chung và những người phụ nữ mà người đàn ông đó lấy làm vợ. Bát hương bên tay trái thờ Bà Cô Tổ – là người con gái mất khi còn trẻ trong gia đình.
Lưu ý về cách sắp xếp bàn thờ tổ tiên:
- Trường hợp nhà có người mới mất thì phải thờ 1 Ban thờ riêng tối thiểu 100 ngày (ở một số vùng miền thì sau thời gian mãn tang) thì mới nhập vào bát hương chính là bát hương gia tiên. Vì số bát hương trên 01 Ban thờ phải là số lẻ (tượng trưng cho dương) bởi vậy mà khi bạn đặt bát hương người mới mất vào thì sẽ trở thành sỗ chẵn (tượng trưng cho âm) dẫn đến gia đình dễ bị suy tàn.
- Trường hợp thờ hai họ trong một gia đình: Do bên phía người vợ không có người thờ tự nối dõi nên người vợ muốn thờ bố mẹ mình trong nhà chồng. Khi đó, người vợ chỉ có thể thờ bố mẹ sinh ra mình chứ không thể thờ gia tiên dòng tộc bên nhà vợ được. Bởi vậy chúng ta sẽ có 1 bát hương chung thờ cho bố mẹ bên dòng họ nhà vợ. Bát hương này không nên đặt cùng với Ban thờ gia tiên bên nhà chồng mà chúng ta đặt 1 Ban thờ khác cạnh ban thờ của gia tiên, có thể nhỏ hơn nhưng phải cao bằng nhau, phải cùng hướng chứ không được ngược hướng với nhau, hoặc vuông góc với nhau.
- Không thờ gia tiên, thần linh, thổ công, Bà Cô Tổ chung 1 bát hương bởi chúng ta có 3 cấp độ thờ: Phật – Thần linh tại gia – Gia tiên tiền tổ nên không thể gộp chung.
Hướng dẫn cách sắp xếp bàn thờ tổ tiên
Việc bài trí bàn thờ gia tiên khác nhau tùy theo phong tục vùng miền, tuy nhiên trên bàn thờ gia tiên luôn có những đồ thờ bắt buộc như bát hương, mâm ngũ quả, lọ hoa, bộ kỹ (chén nước hoặc rượu), đèn dầu hoặc đèn điện. Phần còn lại tùy thuộc vào diện tích bàn thờ và nhu cầu thờ tự của từng gia đình mà có thể bổ sung thêm.
Cách sắp xếp các vật dụng thờ cúng trên bàn thờ tổ tiên
Vị trí cao nhất và đặt đầu tiên trên bàn thờ là bộ Ngũ sự bao gồm: lư hương, 2 con Hạc Ngự Long Quy và 2 chân nến.
Lưu ý: Nếu 2 chân nến dùng để trưng bày thì để ở 2 bên đỉnh hạc còn nếu dùng để thắp nến thì đẩy lên phía trên, ra gần mép ngoài của bàn thờ.
- Đôi Hạc Ngự Long Quy tượng trưng cho sự trường thọ, cho khát vọng trường tồn và sự may mắn trong cuộc sống, công việc
- Chim Hạc được mệnh danh là “Nhất phẩm điểu”, con vật linh thiêng, cao quý thuộc về Trời. Hạc được mệnh danh là loài chim tiên mang ý nghĩa thiêng quý, biểu tượng cho khát vọng, sự trường thọ và minh mẫn, trí tuệ của con người.
- Dưới chân Hạc, Long Quy – là biểu tượng kết hợp Long và Quy trong Tứ Linh. Long (Rồng) tượng trưng cho lòng dũng cảm, mang đến may mắn và thịnh vượng, Rùa đại diện cho sự trường thọ, trí tuệ, vững vàng. Hình tượng Long Quy chính là đại diện cho sự thành công viên mãn trong sự nghiệp, là điểm tựa vững vàng nâng cả càn khôn vũ trụ.
Bên cạnh hai chân nến bày hai lọ lộc bình nhỏ (tiểu lộc bình) bạn có thể đặt một đài sen hoặc một lọ hoa huệ lớn để làm tăng thêm không khí trang nghiêm vào những dịp lễ lớn. Điều đặc biệt của đôi lộc bình này chính là chứa một nguồn năng lượng thu hút tài lộc cho gia chủ.
Ở dưới bộ ngũ sự là 3 bát hương:
- Bát hương thờ thần linh thổ địa
- Bát hương thờ gia tiên tiền tổ
- Bát hương thờ Bà Cô Tổ
Phía trên bát hương là 3 chóe thờ:
- Chóe 1 đựng xâu tiền bát đế tượng trưng cho 8 đời vua (yếu tố Thiên)
- Chóe 2 đựng gạo. Bởi gạo do con người làm ra nên nó tượng trưng cho Nhân
- Chóe 3 đựng muối (tượng trưng cho Địa)
- Đặt chính giữa ban thờ, ở trên bát hương là mâm bồng dùng để bày lễ vật, hoặc ngũ quả trong những ngày lễ lớn.
- 1 nậm để đựng rượu mang thuộc tính ngũ hành Hỏa (năng lượng Dương trên bàn thờ)
- 1 bộ kỷ 5 chén đựng rượu, trà, nước, muối, gạo bởi 5 thứ này tượng trưng cho Hỏa, Mộc, Thủy, Kim, Thổ.
- 1 chén trà sâm dùng để dâng nước, dâng trà
- 2 đèn dầu đặt 2 bên ban thờ. (có thể thay thế bằng đèn điện)
- Ngoài ra trên bàn thờ còn có 2 lọ hoa bày 2 bên và 1 lọ để cắm hương và 1 đĩa nhỏ để đựng trầu.
Lưu ý: Bạn nên sử dụng đèn dầu thay cho đèn điện. Bởi vì chỉ có đèn dầu mới mang tính Hỏa trong Ngũ Hành tương quan và phải được bày trước bát hương bởi nó tượng trưng cho ánh sáng, hào quang nằm ở phía trước.
Lựa chọn bàn thờ gia tiên
Để thuận tiện trong việc cách sắp xếp bàn thờ tổ tiên sao cho hợp lý với kiến trúc gia đình đồng thời tuân thủ 3 nguyên tắc đã trình bày ở trên. Việc lựa chọn những mẫu bàn thờ gia tiên có thiết kế đẹp cần lưu ý:
- Nên sử dụng bàn thờ mới, nếu đóng bàn thờ thì dùng các loại gỗ chưa qua sử dụng
- Chiều cao bàn thờ phải phù hợp với không gian kiến trúc ngôi nhà, đáp ứng yêu cầu về phong thủy và với nhu cầu sử dụng.
- Không nên đặt kính ở trên bàn thờ bởi khi đặt kính sẽ tạo hình ảnh tương phản lên trên, thật giả sẽ không chính xác.
- Chuẩn bị thêm bàn cơm để bày tiệc cơm cúng vào những ngày lễ
Trên đây, Kiến Vàng 247 đã hướng dẫn cho các bạn cách sắp xếp bàn thờ tổ tiên đúng phong tục của người Việt cũng như đặt các vật phẩm trên Ban thờ làm sao cho đúng phong thủy và phù hợp với truyền thống gia đình. Việc sắp xếp Ban thờ không chỉ mang lại điều phước lành trong cuộc sống, mà nó còn thể hiện lòng hiểu thảo ” uống nước nhớ nguồn ” của con cháu dành cho tổ tiên và đấng sinh thành.