Hướng dẫn cúng cô hồn đúng cách và những lưu ý

Cúng cô hồn

Cúng cô hồn là phong tục truyền thống có từ rất lâu đời của người Việt Nam. Tuy nhiên, nó vẫn còn được lưu giữ cho đến ngày nay, người xưa thường chọn ngày Rằm tháng 7, mồng 2 và 16 âm lịch hàng tháng. Vậy cúng cô hồn gồm những gì? Bài cúng có nội dung gì? Lễ vật gồm những gì? Cách cúng cô hồn như thế nào? Tất cả sẽ được Kiến Vàng 247 giải đáp thông qua bài viết dưới đây.

Cô hồn là gì?

Cô hồn được hiểu là những người đã qua đời, nhưng chưa hoặc không được đầu thai, không có nơi nương tựa, chịu nhiều oan ức hoặc chịu đựng nhiều bất hạnh. Những vong linh này không được ai cúng viếng, hương khói do nhiều nguyên nhân như: chết ở sông, trên đường, góc chợ, chết vì tai nạn… lang thang nơi chốn vô định không thể siêu thoát. Do vậy, người dân thường tổ chức cúng cô hồn để những vong linh này bớt đau khổ và sớm siêu thoát lên trời.

Những vong linh chưa được cúng viếng
Những vong linh chưa được cúng viếng

Cúng cô hồn hàng tháng

Việc cúng cô hồn hàng tháng không phải là sự mê tín như nhiều người hay nghĩ. Theo phân tích của các nhà ngoại cảm trên thế giới đã chứng minh được có thế giới của cõi người chết. Có linh hồn tồn tại ở cõi âm nhưng vẫn có sự rung động và cảm xúc như người sống chúng ta.

Cúng cô hồn là một hành động bố thí, từ bi bác ái, muốn chia sẻ sự đau khổ cho các chúng sanh thiếu may mắn, phước lành, thường bị đói khát triền miên, bơ vơ, sống lang thang,vất vưởng từ lâu không được siêu thoát và đáng thương nhất là không được người thân quyến cúng viếng.

Lưu ý:

  • Cúng cô hồn thường diễn ra vào Rằm tháng 7, mồng 2 và 16 âm lịch tại Miền Nam. Mồng 1 và Rằm tại Miền Trung và Miền Bắc.
  • Đặt lễ cũng trước cửa nhà hoặc nơi đang buôn bán.
Mỗi miền sẽ có ngày cúng khác nhau
Mỗi miền sẽ có ngày cúng khác nhau

Lễ vật cúng cô hồn hàng tháng

  • Muối gạo (1 dĩa).
  • Cháo trắng nấu lỏng (12 chén nhỏ) hoặc cơm vắt (3 vắt).
  • 12 cục đường thẻ.
  • Giấy áo, giấy tiền vàng bạc.
  • Bắp rang.
  • Mía (để nguyên vỏ, chặt từng khúc nhỏ tầm 15cm).
  • Bánh, kẹo.
  • Nước: 3 ly nhỏ, 3 cây nhang, 2 cây nến nhỏ.
Lễ vật cúng
Lễ vật cúng

Bài cúng cô hồn tháng (cúng vào ngày mồng 2 và 16 âm lịch)

KÍNH LỄ MƯỜI PHƯƠNG TAM BẢO CHỨNG MINH

Hôm nay ngày……tháng……năm………………(Âm lịch).

Con tên là:…………………..tuổi………………. Ngụ tại số nhà …, đường…, phường (xã)… , quận (huyện ) ……………,tỉnh (Tp):…………………

Trân trọng kính mời các chư vị khuất mặt, khuất mày, kẻ lớn, người nhỏ, thập loại cô hồn, các Đảng, âm binh ngoài đường, ngoài xá, hữu danh vô vị, hữu vị vô danh, các chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn…về nơi đây hưởng lộc thực đầy đủ…

Phát lòng thành tịnh, thiết lập đạo tràng, bày tiệc cam lồ, kỳ an gia trạch, kỳ an bổn mạng. Nhờ ơn tế độ, thêm sự phước duyên, nguyện xin gia đình yên ổn, thuận lợi bán buôn, phù hộ được buôn may bán đắt, mọi sự được sở cầu như ý, dòng họ quy hướng đạo mầu, con cháu học hành tinh tiến, nguyện cầu thế giới hòa bình, nhơn sanh phước lạc.

Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng Độ cho nhứt thiết siêu thăng thượng đài.

– Tịnh pháp giới chân ngôn: ÔM LAM, ÔM SĨ LÂM (niệm 7 lần)

– Chân ngôn phá địa ngục: ÁN GIÀ RA ĐẾ DẠ, TA BÀ HA (niệm 7 lần)

– Chân ngôn biến thực: (biến thức ăn cho nhiều).

NAM MÔ TÁT PHẠ ĐÁT THA, NGA ĐÀ PHẠ LÔ CHỈ ĐẾ , ÁN TÁM BẠT RA, TÁM BẠT RA HỒNG (niệm 7 lần).

– Chân ngôn Cam lồ thủy: (biến nước uống cho nhiều)

NAM MÔ TÔ RÔ BÀ DA, ĐÁT THA NGA ĐA DA, ĐÁT ĐIỆT THA. ÁN TÔ RÔ, TÔ RÔ, BÁT RA TÔ RÔ, BÁT RA TÔ RÔ, TA BÀ HA. (niệm 7 lần )

Chân ngôn cúng dường: ÁN NGA NGA NẴNG TAM BÀ PHẠT PHIỆT NHỰT RA HỒNG (niệm 7 lần).

Văn cúng cô hồn

KÍNH LỄ MƯỜI PHƯƠNG TAM BẢO CHỨNG MINH

Hôm nay ngày………….Chúng con tên…………..

Ở tại số nhà…………………………………………

Phát lòng thành tịnh,thiết lập đạo tràng,bày tiệc cam lồ,Kỳ an gia trạch,

Kỳ an bổn mạng.Nhờ ơn tế độ,thêm sự phước duyên,nguyện xin gia đình yên ổn,thuận lợi bán buôn,dòng họ quy hướng đạo mầu,con cháu học hành tinh tiến,nguyện cầu thế giới hòa bình,nhơn sanh phước lạc.

Kính thỉnh: Cô hồn xuất tại côn lôn

Ở tam kì nghiệp, cô hồn vô số

Những là mãn giả hằng hà

Đàn ông, đàn bà, già trẻ lớn nhỏ

Ôi! Âm linh ơi,cô hồn hỡi

Sống đã chịu một đời phiền não

Chết lại nhờ hớp cháo lá đa

Thương thay cũng phận người ta

Kiếp sinh ra thế,biết là tại đâu

Đàn cúng thí vâng lời phật dạy

Của có chi,bát nước nén nhang

Cũng là manh áo thoi vàng

Giúp cho làm của ăn đàng thăng thiên

Ai đến đây dưới trên ngồi lại

Của làm duyên chớ ngại bao nhiêu

Phép thiêng biến ít thành nhiều

Trên nhờ tôn giả chia đều chúng sanh

Phật hữu tình từ bi tế độ

Chớ ngại rằng có có không không

Nam mô Phật,Nam mô Pháp,Nam mô Tăng

Độ cho nhứt thiết siêu thăng thượng đài.

Chân ngôn biến thực: NAM MÔ TÁT PHẠT ĐÁT THA NGA ĐA, PHÀ LỒ CHÍ ĐẾ ÁN TAM BẠT RA, TAM BẠT RA HỒNG (niệm 3 lần)

Chân ngôn cúng dường: ÁN NGA NGA NẴNG TAM BÀ PHẠT PHIỆT NHỰT RA HỒNG (niệm 3 lần).

Bài cúng chúng sanh

Nam mô A Di Đà Phật (niệm 3 lần).

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

Con lạy Đức Phật A Di Đà

Con lạy Bồ Tát Quan Âm.

Con lạy Táo Phủ Thần quân Chinh thần.

Tiết rằm tháng 7 sắp thu phân

Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà

Âm cung mở cửa ngục ra

Vong linh không cửa không nhà

Đại Thánh Khảo giáo – A Nan Đà Tôn giả

Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương

Gốc cây xó chợ đầu đường

Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang

Quanh năm đói rét cơ hàn

Không manh áo mỏng – che làn heo may

Cô hồn năm bắc đông tây

Trẻ già trai gái về đây hợp đoàn

Nay nghe tín chủ thỉnh mời

Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau

Cơm canh cháo nẻ trầu cau

Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh

Gạo muối quả thực hoa đăng

Mang theo một chút để dành ngày mai

Phù hộ tín chủ lộc tài

An khang thịnh vượng hòa hài gia trung

Nhớ ngày xá tội vong nhân

Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời

Bây giờ nhận hưởng xong rồi

Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần

Tín chủ thiêu hóa kim ngân

Cùng với quần áo đã được phân chia

Kính cáo Tôn thần

Chứng minh công đức

Cho tín chủ con

Tên là:………………………………

Vợ/Chồng:…………………………

Con trai:……………………………

Con gái:…………………………….

Ngụ tại:……………………………..

Một số lưu ý khi cúng cô hồn hàng tháng

Nhất định phải đặt lễ cúng ngoài hành lang, chứ không cúng trong nhà.

Cúng sau 12 giờ trưa, (vì từ khi Mặt Trời mọc đến 12 giờ trưa là giờ dương khí, còn sau 12 giờ trưa đến khuya là giờ âm khí).

Cúng cô hồn hàng tháng thường làm đơn giản và không có quy mô lớn như cúng trong mùa Vu Lan. Do vậy, sẽ không có đám trẻ nhóc đến giật bánh kẹo, nhưng nếu có thì tụi trẻ vẫn sẽ lấy, vì thực chất cúng cô hồn là:

Thứ nhất: Người cúng không ăn.

Thứ nhì: Không được đem đồ cúng xong vào nhà (nếu không ai giành giật thì bỏ vào túi cho ăn mày). Còn đồ vàng mã thì đốt ngay tại chỗ, sau khi đốt xong lấy đĩa muối gạo rải ra xa và lấy ly rượu đổ lên đống đồ mã đã đốt.

Các lễ vật cúng cô hồn xong tuyệt đối không được dùng tới, phải vứt đi, không đem vào nhà.

Lý giải cho điều này: năng lượng cõi âm thường rất u ám, nặng nề…, nếu như mình sử dụng những lễ vật này tức là đang đem năng lượng xấu vào cơ thể dễ phát sinh bệnh tật khó chữa. Còn đồ vàng mã thì đốt ngay tại chỗ, đĩa muối gạo được rải ra xa tám hướng.

Nên cúng sau 12h trưa
Nên cúng sau 12h trưa

Cúng cô hồn rằm tháng 7

Đồ cúng cô hồn ngày rằm tháng 7

  • Mâm ngũ quả: mãng cầu, xoài, sung, đu đủ, dừa,… Ngũ quả chỉ được tính đúng khi dựa vào số loại quả chứ không tính số lượng.
  • 1 đĩa muối, gạo.
  • 12 chén nhỏ cháo trắng nấu lỏng.
  • 3 hoặc 5 bát cơm vắt.
  • 12 cục đường thẻ.
  • Giấy áo, giấy tiền vàng bạc.
  • Mía (để nguyên vỏ rồi chặt từng khúc có độ dài tầm 15cm).
  • Bánh, kẹo.
  • Tiền mặt (tiền thật, những tờ tiền có mệnh giá nhỏ).
  • 3 ly nước nhỏ.
  • Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc.
  • 3 cây nhang.
  • 2 ngọn nến nhỏ.
  • Hoa đĩa tươi, trầu cau.
Khi cúng phải đọc đúng Thần chú và nội dung
Khi cúng phải đọc đúng Thần chú và nội dung

Điều quan trọng khi cúng cô hồn là phải đọc Thần chú cho đúng và đầy đủ nội dung. Chủ yếu là gửi tấm lòng thành thiết tha thương cảm, phù hộ cho chúng sanh được siêu thoát, an vui, ấm no. Gạo, muối, cháo, không cần nhiều. Nhờ có chú biến thực là đã biến hoá được hằng hà sa số thực phẩm rồi. (Theo Sư Ông Thích Thông Bửu, cô hồn rất thích bắp rang và mía).

Lưu ý:

  • Không cúng xôi, gà
  • Bày lễ và cúng ngoài trời

Nên cúng cô hồn vào giờ nào?

Thời gian cúng cô hồn là từ ngày mùng 1 cho đến rằm tháng 7 âm lịch. Theo các nhà ngoại cảm chuyên nghiên cứu về tâm linh học, lễ cúng các cô hồn lang thang, không nơi nương tựa, vong linh vẫn chưa siêu thoát hoặc phải chịu nhiều oan ức thì nên được thực hiện vào buổi chiều tối.

Theo quan niệm nhân gian xưa, lý do nên cúng buổi chiều tối là vì ban ngày có ánh sáng Mặt Trời, ánh sáng quá mạnh nên các cô hồn từ địa ngục khi lên trần gian vẫn còn yếu. Nếu cúng vào ban ngày thì cô hồn sẽ không dám đi lên đón nhận những vật phẩm của các gia chủ cúng được.

Do vậy, thời điểm cúng tốt nhất nên là sau 12h trưa. Vì khi bình minh bắt đầu chiếu rọi cho đến lúc 12h trưa là giờ dương khí, còn sau 12 giờ trưa đến 12h đếm là giờ âm khí.

Cúng sau 12h trưa
Cúng sau 12h trưa

Cách cúng cô hồn Rằm tháng 7

Đồ cúng cô hồn Rằm tháng 7 luôn phải có hương, hoa, đèn cầy (sáp), gạo, muối, nước lã cùng với các món ăn… Đặc biệt, món cháo loãng không thể thiếu trong trong lễ cúng, bởi vì người ta tin rằng món này dành cho những linh hồn đang bị đày đọa dưới nhiều tầng địa ngục nên phải mang một thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường.

Buổi cúng sẽ kết thúc với tiết mục vãi gạo, muối ra cổng nhà, ra đường. Ở một số vùng, người ta cho phép đám trẻ con đến cướp cỗ cô hồn khi việc cúng bái đã được tiến hành xong.

Về thời gian: Thường là buổi chiều tối các ngày mồng 1 đến ngày 15/7 (âm lịch). Tuy nhiên, một số người lại quan niệm rằng, thời gian chuẩn cho việc cúng ngày cô hồn bắt đầu từ ngày mồng 2 – 14/7 (âm lịch). Bởi vì, khi qua ngày 15 Diêm Vương sẽ đóng cửa ngục lại, nếu linh hồn nào không về đúng thời gian, sẽ bị cho đi lưu lạc ở trên trần gian.

Thời gian cúng vào chiều tối ngày mồng 1 đến ngày 15 tháng 7
Thời gian cúng vào chiều tối ngày mồng 1 đến ngày 15 tháng 7

Bài cúng cô hồn tháng 7

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Kính lạy: Đức Đại Tạng vương Bồ Tát Đức mục Kiều Liên Tôn giả

Kính lạy: Ngài Bản cảnh Thành hoàng

Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa Ngài Bản gia Táo quân và tất cả Cùng các vị thần linh cai quản trong xứ này.

Hôm nay là ngày rằm tháng bảy năm…

Tín chủ con là:…. Ngụ tại số nhà…, phố…, phường…, quận…, thành phố (tỉnh)…

Thành tâm kính xin: Nhân ngày xá tội vong nhân, âm cung mở cửa địa ngục ra cho phép vong linh các cô hồn không nơi nương tựa, không mồ không mả, lẩn khuất ở gốc cây, bụi cỏ, xó chợ, đầu đường, không manh áo mỏng, đêm ngày lang thang, quanh năm đói rét cơ hàn, dù rằng chết vì lý do gì, đều được về đây thụ hưởng lễ vật của tín chủ thỉnh mời: cơm canh, cháo bỏng, trầu cau, gạo muối, quả thực, hoa đăng tiền vàng, quần áo đủ màu đỏ xanh.

Phù hộ độ trì cho tín chủ và toàn gia người người đều khỏe mạnh, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, điều lành đưa tới, điều dữ mang đi.

Cẩn cáo!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Những điều không nên làm trong tháng cô hồn

  • Tuyệt đối không được treo chuông gió ở phía đầu giường ngủ, bởi vì tiếng chuông gió có thể gọi hồn tiếng ma quỷ. Do vậy, bạn sẽ không thể ngủ sâu giấc vì những vong hồn này sẽ xâm nhập và quấy phá.
  • Những người bị yếu bóng vía thì không nên đi chơi vào ngày 15 tháng 7 âm lịch. Bởi vì, khi vong linh thấy người yếu vía sẽ hù dọa, bắt nạt khiến họ gặp điều xui rủi, không may. Do vậy, không nên hù hay dọa người khác giật mình, vì ma quỷ sẽ lợi dụng thời cơ này nhập hôn vào cơ thể của con người.
  • Nếu không muốn ma quỷ tìm đến thì tốt nhất bạn đừng nên tùy tiện đốt giấy tiền vàng mã.
  • Những ngày tuần tháng cô hồn, tuyệt đối không được phơi áo quần qua đêm vì ma quỷ sẽ mượn và có thể nhập vào.
  • Vào thời điểm bạn ngủ, nên tránh để mũi dép hướng về giường. Lí do là vì ma quỷ sẽ đoán được người sống đang nằm trên giường nên sẽ ngủ chung cùng bạn.
  • Tuyệt đối không được ăn những đồ cúng dành cho ma quỷ. Trước khi dâng, bạn hãy rửa sạch sẽ những vật cúng này để thể hiện sự thành kính. Hơn nữa, bạn chưa từng cúng thì không được đọc bài cúng cô hồn tháng 7 nếu không sẽ rước họa vào thân.
  • Bạn không nên chụp ảnh vào ban đêm, vì ma quỷ thường hay lảng vảng xung quanh, vô tình lọt vào trúng camera của bạn là điều không hề tốt.
  • Trong khoảng thời gian này, không được thức khuya vì dễ nhiễm quỷ khí. Khi đi ra đường không được nhặt tiền rơi bởi có thể đó là tiền cúng và dễ gây tai họa khôn lường.
Trong tháng này nên hạn chế ra đường vào đêm khuya
Trong tháng này nên hạn chế ra đường vào đêm khuya

Trên đây là bài viết cúng cô hồn và cách cúng tháng cô hồn (mồng 2 và 16 âm lịch). Thông qua nội dung này, Kiến Vàng 247 hy vọng người đọc có thể hiểu rõ hết những nội dung của bài viết để tiến hành cúng cô hồn cho đúng cách.

>> Có thể bạn quan tâm: Mâm cúng nhập trạch về nhà mới xây cần chuẩn bị những gì?