Xem nhanh
Nghề công nhân hiện nay đang rất phổ biến vì nền kinh tế Việt Nam đang phát triển chuyển sang thời kỳ hiện đại hóa đất nước. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước dần dần đẩy mạnh sản xuất và phát triển tại Việt nam. Vì vậy nhu cầu tuyển dụng công nhân ngày càng cao. Vậy công nhân là gì? Những công việc nào phù hợp với công nhân? Các chế độ lương thưởng ra sao ra sao? Nếu như bạn đang trong quá trình tìm việc thì hãy cùng Kiến Vàng 247 tìm hiểu những thông tin liên quan đến nghề công nhân nhé!
Công nhân là gì?
Công nhân là những là lao động phổ thông, người làm nghề chân tay, bỏ sức lao động tạo ra sản phẩm và nhận tiền lương từ các chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất,…Những người này sẽ đảm nhiệm một công việc cụ thể được ghi trong hợp đồng lao động.
Công nhân là nguồn lao động lớn nhất hiện nay. Họ làm việc trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là các ngành sản xuất, chế biến, chế tạo, khai thác, sản xuất, gia công, lắp ráp sản phẩm, vận hành máy… trong các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất.
Những công việc phổ biến của công nhân là gì?
Công nhân chính là nòng cốt của hoạt động sản xuất là những người trực tiếp tham gia vào các dây chuyền sản xuất, trực tiếp tạo ra sản phẩm, thành phẩm. Việc làm của công nhân ngày càng đa dạng. Một số công việc phổ biến nhất hiện nay của nghề công nhân là:
- Công nhân vận hành máy
- Công nhân giày da
- Công nhân môi trường
- Công nhân soạn hàng
- Công nhân sản xuất thực phẩm
- Công nhân lắp ráp linh kiện điện tử
- Công nhân đóng gói hàng hóa
- Công nhân bộ phận chế tạo
- Công nhân khai thác than, khoáng sản,…
- Công nhân may mặc
Các nhiệm vụ cơ bản mà công nhân sẽ làm:
- Thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của tổ trưởng, quản lý.
- Kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị, dụng cụ bảo hộ lao động.
- Làm đúng công đoạn, tuân thủ đúng vị trí được giao.
- Hợp tác với những vị trí, bộ phận khác để hoàn thành tốt công việc được giao
- Thực hiện đúng chỉ tiêu số lượng, chất lượng sản phẩm
Công nhân thường làm việc ở đâu?
Rất nhiều nhà máy, công ty hay xí nghiệp tuyển dụng công nhân để phục vụ cho mục đích kinh doanh. Các doanh nghiệp đó có thể là tư nhân, nhà nước, doanh nghiệp Việt Nam hay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Công nhân làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất, các khu công nghiệp hoặc các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ trên khắp 63 tỉnh thành trên toàn quốc.
Trình độ học vấn tối thiểu của công nhân
Tùy thuộc vào công việc, ngành nghề khác nhau thì sẽ có những yêu cầu về trình độ học vấn và tuyển dụng khác nhau. Các doanh nghiệp sản xuất thường yêu cầu trình độ học vấn tối thiểu là tốt nghiệp trung học cơ sở (9/12).
Các nhà máy sản xuất không yêu cầu cao về kỹ thuật như dệt may, giày da, thực phẩm,… họ không đòi hỏi trình độ học vấn cao và công nhân được đào tạo tại nơi làm việc. Trong quá trình làm việc họ sẽ được học để nâng cao tay nghề
Các nhà máy sản xuất các mặt hàng có yêu cầu cao về kỹ thuật như lắp ráp linh kiện điện tử, chế tạo máy móc,… bắt buộc họ phải đạt được mức yêu cầu tối thiểu trước khi vào làm. Yêu cầu họ phải có bằng cấp đào tạo tại các trường nghề, cao đẳng và đại học.
Trong quá trình làm việc, các công nhân luôn được yêu cầu phải học hỏi bổ sung và trao dồi kiến thức lẫn cả kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân giúp đảm bảo tiến độ và thực hiện công việc một cách tốt nhất.
Chế độ lương thưởng và đãi ngộ
Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu về vấn đề lương thưởng và các đãi ngộ mà công nhân có được:
Hiện nay mức lương cơ bản của đa số công nhân ở các ngành nghề trung bình khoảng 6-10 triệu đồng/tháng. Nó có thể thấp hoặc cao hơn phụ thuộc vào doanh nghiêp và kinh nghiệm.
Ngoài lương doanh nghiệp còn hỗ trợ các khoản phụ cấp khác như: tiền thuê nhà, đi lại, ăn uống, chuyên cần, bảo hiểm,… công nhân sẽ còn nhận thêm tiền phụ cấp làm ngoài giờ, tăng ca hay tiền thưởng hiệu suất công việc.
Những cơ hội và thách thức khi làm công nhân
Nghề nào cũng sẽ có cơ hội và thách thức riêng, nghề công nhân cũng vậy. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé:
Cơ hội của nghề công nhân
- Không đòi hỏi cao về trình độ học vấn
- Có sự lựa chọn đa dạng về việc làm, nghề nghiệp
- Có cơ hội thăng tiến trong công việc
- Hình thức làm việc linh hoạt và thời gian linh động
Thách thức của nghề công nhân
- Khối lượng công việc khá nhiều
- Ảnh hưởng tới sức khỏe
- Thời gian làm việc liên tục, tăng ca, làm ca đêm thường xuyên
- Nguy cơ gặp tai nạn lao động
- Thu nhập chưa được cao
- Có tính đào thải cao
Có hay không có cơ hôi thăng tiến trong nghề công nhân
Nhiều người cho rằng sẽ không có cơ hội thăng tiến trong công việc này nhưng đó là hoàn toàn sai lầm. Với cơ hội nghề nghiệp đang rộng mở thì bất cứ ngành nghề nào cũng đều có cơ hội thăng tiến. Nếu muốn thăng tiến trong công việc thì trước tiên cần cố gắng nâng cao tay nghề, trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để phục vụ công việc một cách tốt nhất và cần biết nắm bắt lấy cơ hội.
Thông qua bài viết này, hy vọng có thể giúp bạn hiểu được định nghĩa công nhân là gì? cũng như giúp bạn có thêm nhiều thông tin liên quan khác đến nghề công nhân. Hãy theo dõi Kiến Vàng 247 để có thêm nhiều kiến thức hữu ích bạn nhé!
>> Xem thêm: Yêu cầu đối với nhân viên phục vụ nhà hàng là gì?