Tìm hiểu thủ tục bốc bát hương về nhà mới chuẩn và chi tiết nhất

thủ tục thay bát hương mới

Việc thay bát hương khi về nhà mới hay còn được gọi ngắn gọn là bốc bát hương. Đây là một trong những thủ tục tâm linh quan trọng đối với văn hóa thờ cúng của người Việt. Khi chuyển đến nhà mới cần thay bát hương, bát nhang mới nhưng phải biết cách thực hiện để tránh mạo phạm đến thần linh. Vậy bốc bát hương về nhà mới là như thế nào? Bài viết dưới đây, Kiến Vàng 247 sẽ giới thiệu đến các bạn đọc.

Ý nghĩa của việc bốc bát hương về nhà mới

Theo như quan niệm từ xưa đến nay, bát hương có ý nghĩa rất quan trọng. Nó đóng vai trò là sợi dây kết nối giữa gia đình ở nơi trần thế, và các vị tổ tiên ở cõi âm. Bát hương, bát nhang cũng đại diện, biểu tượng cho tín ngưỡng tâm linh, thờ cúng.

Ý nghĩa của bát hương là giữ gìn nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Việc thờ cúng thần linh, tổ tiên là để thể hiện lòng thành, tâm luôn hướng về cội nguồn. Thủ tục bốc bát hương về nhà mới là điều cần thiết và quan trọng. Giúp gia chủ thể hiện được tấm lòng thành kính của mình với ơn trên. Đồng thời cầu mong sự tốt đẹp và may mắn cho gia đình.

Bát hương có ý nghĩa rất quan trọng
Ý nghĩa thủ tục bốc bát hương khi về nhà mới

Thủ tục bốc bát hương về nhà mới

Khi bạn chuyển về chỗ ở mới, bạn có thể lựa chọn việc thay bát hương mới hoặc bốc bát hương. Lựa chọn dù như nào, thì bạn cũng đều phải thực hiện một cách nghiêm chỉnh, đúng phong thủy để tránh phạm lỗi với bề trên.

Hoàn thành tốt thủ tục bốc bát hương về nhà mới, sẽ giúp bạn có tâm lý thoải mái, gia chủ nhận được sự bình an, may mắn và đầy thuận lợi trong cuộc sống. Sau đây là thủ tục thay bát hương khi về nhà mới

Chuẩn bị đồ vật cần thiết

Chuẩn bị sẵn 3 bát hương mới nếu như muốn bốc bát hương cho bàn thờ các vị thần linh, cho ông bà. Chuẩn bị 1 bát hương trong một số các trường hợp khác

Dùng tro trấu làm cốt cho bát hương

Phong tục từ xa xưa, cốt của bát nhang được làm bằng tro trấu. Nếu như bạn không kiếm tìm được tro trấu, thì thay thế nó bằng cát trắng. Nhưng việc sử dụng bằng tro trấu vẫn là tốt nhất, đúng với phong thủy. Và đồng thời lúc cắm nhang cũng không làm chân nhang bị gãy.

Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình, gia chủ có thể mua thêm một gói Thất Bảo cho bát hương như: thiết vàng, thiết bạc và một số loại đá quý (mã não, thạch anh, ngọc,…). Những đồ vật này sẽ giúp kích hoạt ngũ hàng, mang lại nhiều may mắn, tài lộc và sự suôn sẻ cho gia đình.

Không có tro trấu thay bằng cát trắng
Dùng tro trấu để cắm hương

Vệ sinh sạch sẽ bát hương

Đã chuẩn bị đầy đủ tro cốt, trước khi đến với phần bốc bát hương về nhà mới, gia chủ cần vệ sinh sạch sẽ bát hương bằng nước. Và rửa lại thêm một lần bằng rượu, mục đích là giúp bỏ những vận xui, tà khí, xua đuổi những điều không may mắn.

Chuẩn bị bài văn khấn

Gia chủ cần chuẩn bị bài văn khấn bốc bát hương về nhà mới thật chỉnh chu, cẩn thận, không được sơ xài, để thể hiện được lòng thành, tránh ảnh hưởng xấu đến cuộc sống gia đình trong tương lai.

Chuẩn bị mâm cơm cúng

  • Thực hiện lễ cúng xong, gia chủ tiến hành bốc bát hương. Tiếp theo đó, dùng tiền vàng mã đang hóa, cầm đầu rồng trên bát hương hơ qua lửa.
  • Sử dụng ngón tay che mắt rồng, tránh để lửa làm ảnh hưởng đến mắt rồng.
  • Tiếp theo, gói Thất Bảo bỏ vào bát hương rồi cho tro trấu vào.
  • Lấy ít chân nhang từ lư hương cũ để cắm sang lư hương mới bốc, khấn lạy tạ ơn thần linh, gia tiên đã cho phép thay bát hương.
Mâm cơm cúng cần chuẩn bị tươm tất
Chuẩn bị đầy đủ các món trên mâm cơm cúng

Đặt bát hương mới lên bàn thờ

Sau khi hoàn thành xong nghi thức, gia chủ chỉ cần đặt bát hương mới lên bàn thờ và cầu khấn tổ tiên về nhà để gia đình được thờ phụng, nhang khói.

Các lưu ý quan trọng trong khi bốc bát hương

  • Gia chủ có thể tự bốc bát hương về nhà mới không cần sự hỗ trờ từ thầy phong thủy. Nếu như bạn nắm được quy cách thực hiện đúng và chuẩn.
  • Người bốc bát hương nên là người trụ cột của gia đình như ông, bố, con trai trưởng,…
  • Đặt bát hương theo vị trí như sau: bát hương Thổ Công là ở giữa, bên trái là bát hương Bà Cô – Ông Mãnh và bên còn lại là bát hương của Gia Tiên.
  • Giữ lại một ít chân sang và cắm sang bát hương mới, còn lại mang đi hóa tro.

Bài viết trên đây là thủ tục bốc bát hương về nhà mớiKiến Vàng 247 gửi đến bạn đọc. Hy vọng, với những chia sẻ trên, giúp các bạn có thêm kiến thức về nghi lễ bốc bát hương.

>> Xem thêm: Tiệc tân gia là gì? Cách tổ chức tiệc tân gia đầy đủ nhất