Xe liên doanh là gì? Liệu có an toàn khi mua xe liên doanh

xe liên doanh là gì

Việt Nam là quốc gia có số lượng người sử dụng xe máy rất lớn nhưng khi hỏi về khái niệm xe liên doanh là gì thì hầu hết mọi người đều cảm thấy rất xa lạ. Vậy liên doanh là gì và xe liên doanh là gì? Chúng có những ưu nhược điểm gì? Liệu có nên mua xe liên doanh không? Để biết chính xác câu trả lời mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây của Kiến Vàng 247 nhé.

Liên doanh là gì?

Liên doanh là một khái niệm liên quan đến lĩnh vực thương mại. Một hình thức để chỉ hoạt động liên kết giữa hai hay nhiều doanh nghiệp để tạo ra một công ty liên doanh hoặc một sản phẩm liên doanh.

Thông thường các công ty liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn ( TNHH). Mỗi bên góp vốn sẽ có quyền và trách nhiệm theo tỷ lệ vốn đã góp. Công ty liên doanh có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư.

Với hình thức liên doanh này, ngoài lợi nhuận ra thì cả hai bên đều sẽ hưởng được nhiều quyền lợi khác như:

  • Nhà đầu Việt Nam: có điều kiện tiếp cận với khoa học hiện đại, công nghệ mới, học hỏi các phương thức quản lý, quy trình làm việc và trình độ quản lý kinh tế tiên tiến.
  • Nhà đầu tư nước ngoài: Được đảm bảo các vấn đề về buôn bán, tìm hiểu thị trường, thị hiếu của khách hàng và pháp lý,..

Xe liên doanh là gì?

Dòng xe liên doanh hiện nay khá phổ biến ở thị trường xe máy và xe ô tô. Tiêu biểu là xe máy wave S 110 là Liên Doanh Việt – Nhật, Hàn. Xe có thiết kế giống xe chính hãng nhưng giá cả lại có sự chênh lêch đáng kể.

xe liên doanh là gì?
Xe liên doanh là gì?

Vậy thực chất xe liên doanh là gì? mà lại có sự chênh lệch về giá như vậy? Có nhiều cách hiểu tùy theo tiêu chí phân loại. Mỗi loại sẽ có một định nghĩa khác nhau. Kiến Vàng 247 phân loại thành hai dạng sau:

Xe do công ty liên doanh sản xuất

Đây là những dòng xe được sản xuất nhờ sự liên doanh, kết hợp của hai hay nhiều công ty thuộc nhiều quốc gia khác nhau. Hoặc được một công ty liên doanh (đã đăng ký giấy phép) sản xuất. Loại này cũng gồm 2 dạng:

  • Xe liên doanh lắp ráp trong nước: Loại này thì người mua bán chỉ cần sang tên bình thường và chỉ cần đóng thuế trước bạ là xong.
  • Xe liên doanh nhập khẩu: Xe được sản xuất, lắp ráp ở nước ngoài. Xe thuộc diện miễn thuế thì khi sang tên bạn cần đóng thêm thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Nếu nhập trên 10 năm thì được miễn thuế nhập khẩu.

Người ta thường dùng những chiếc xe cũ và được tái lắp ráp tại Trung Quốc cho đẹp hơn sau đó gắn mác xe liên doanh để bán được hàng. Xe với nhiều chủng loại linh kiện xuất xứ khác nhau từ nhiều nơi nên người ta còn gọi dòng xe này là xe tạp chủng.

Có các dòng xe liên doanh như: xe máy, xe tải, xe ô tô nhưng thông thường là xe máy liên doanh.

  • Xe máy liên doanh: Sirius liên doanh, xe wave S 110 của Liên Doanh Việt – Nhật – Hàn,
  • Xe tải liên doanh: Đô Thành, Jack, Veam,…
  • Xe ô tô liên doanh dạng này thường không phổ biến ở nước ta.
Xe tải liên doanh
Xe tải liên doanh

Xe do công ty liên doanh, công ty nước ngoài mua hay thuê

Bạn thường xuyên bắt gặp những chiếc xe ô tô mang biển số có chữ LD. Đó là chữ viết tắt của liên doanh.

Những loại xe này là xe thuộc sở hữu của các công ty liên doanh, các doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài hay xe thuê của nước ngoài. Những chiếc xe này hoàn toàn có thể là xe chính hãng, xe nhập khẩu từ nước ngoài

Có nên mua xe liên doanh không?

Xe liên doanh giá rẻ hơn xe chính hãng, chất lượng và mẫu mã đẹp mắt. Nhưng có khá nhiều người vẫn còn e dè khi chọn mua, chỉ một số ít người rành về xe mới dám chọn dòng xe này. Vì có một số người lợi dụng dùng những chiếc xe cũ độ lại, hoặc xe cũ tái chế tại Trung Quốc gắn mác xe liên doanh. Có nhiều trường hợp người dân mua phải xe dởm khiến tiền mất tật mang, xe nhanh bị hư, hao xăng, tắt máy, máy ì,..

Vậy có nên mua xe liên doanh không? Nếu bạn mua đúng xe chất lượng, đảm bảo thì bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Hãy cân nhắc thật kỹ và tốt nhất nên nhờ người có kinh nghiệm giúp bạn coi xe. Còn nếu bạn hoàn toàn không có kinh nghiệm mua xe liên doanh, thì nên vào các đại lý xe chính hãng để an toàn hơn.

Cách phân biệt xe liên doanh và xe chính hãng

Để phân biệt được hai dòng xe này vừa dễ mà cũng vừa khó. Vì đối với các dòng xe chính hãng thì sẽ có mẫu mã, thương hiệu, thông số rõ ràng và công khai. Khi mua xe ở các đại lý chính hãng bạn sẽ được nhân viên tư vấn chi tiết các dòng xe nào là chính hãng, dòng nào là xe liên doanh và bạn cũng có thể thông qua giấy tờ xe mà phân biệt.

Một số dòng xe liên doanh có thiết kế giống hệt với xe chính hãng nên khi nhnf bằng mắt thường và không phải người rành về xe thì sẽ khó nhận ra. Tuy nhiên, vẫn có một số xe liên doanh có thương hiệu, kết cấu riêng và đăc trưng..

Xe liên doanh thường tốn xăng hơn xe chính hãng một chút nhưng cũng chua có căn cứ chính xác nó chỉ dựa vào nhận xét của một số người đã sử dụng trước đó.

Xe ô tô liên doanh
Xe ô tô liên doanh

Xe liên doanh có giá bao nhiêu?

Xe liên doanh có giá rẻ hơn xe chính hãng mà mẫu mã thì cũng không hề kém vì nó được sản xuất dựa trên nhiều đơn vị khác nhau, hệ thống linh kiện tối ưu, chi phí, gia công rẻ. Một chiếu xe liên doanh có giá 8-10 triệu đồng trong khi xe chính hãng có thể lên đến 12-15 triệu đồng. Đó là lý do nhiều người chơi xe, hiểu biết về xe thường chọn mua xe liên doanh.

Những lưu ý khi mua xe liên doanh

Dưới đây là những lời khuyên dành cho bạn nếu mua xe liên doanh:

  • Bạn nên có hiểu biết nhất định về xe. Hoặc nhờ người quen am hiểu về xe giúp đỡ.
  • Các của hàng nhỏ bán xe, đa phần là xe độ lại, xe tân trang lại.
  • Quan sát lốc máy: Xe chính hãng sẽ ghi rõ tên hãng xe, ví dụ như: Honda, Yamaha,… còn xe liên doanh thường chỉ ghi những từ tương tự.
  • Kiểm tra cà vẹt, số khung số máy, nếu chúng trùng nhau thì là xe chính hãng
  • Nên mua xe ở đơn vị uy tín đáng tin cậy, có thể bảo hành xe cho bạn khi có vấn đề.
  • Kiểm tra kỹ kết cấu xe, độ bền khung, mức độ hao xăng, giấy tờ xe,…
  • Xe liên doanh giá rẻ, nhưng nếu giá quá rẻ thì bạn nên kiểm tra lại thật kỹ xem có gì bất thường không.
  • Khi xem xét cấn kiểm tra: Mức độ hao xăng, độ bền khung sườn, kết cấu xe, giấy tờ xe,…

Như vậy Kiến Vàng 247 đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi xe liên doanh là gì? và những lưu ý khi mua xe liên doanh. Xe liên doanh là một lựa chọn tiết kiệm và khá thú vị nhưng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Hy vọng bài viết này giúp mọi người hiểu thêm về xe máy liên doanh và những hiểu biết để chọn cho mình liên doanh tốt, tránh gặp những sự cố và thiệt hại không đáng có xảy ra.