Xem nhanh
Làm thời vụ cần bao nhiêu tuổi? Khác với những người đã trưởng thành – người đã phát triển đầy đủ về thể chất lẫn tinh thần và có thể tham gia lao động theo luật pháp quy định. Đối với người dưới 18 tuổi, họ chưa thể tham gia đầy đủ các quan hệ xã hội vì vẫn chưa phát triển hoàn toàn về thể chất lẫn tinh thần.
Để giải đáp được thắc mắc làm thời vụ cần bao nhiêu tuổi, hãy đọc ngay bài viết bên dưới của Kiến Vàng 247 để biết rõ hơn về độ tuổi tham gia lao động.
Lao động thời vụ là gì?
Lao động thời vụ là những người lao động thực hiện công việc mang tính chất thời vụ, ngắn hạn. Việc làm thời vụ thường kéo dài trong khoảng thời gian 3-6 tháng hoặc dài hơn tùy theo tính chất của từng công việc cũng như quy định của doanh nghiệp. Trong Luật lao động có quy định rõ, thời gian làm việc thời vụ sẽ dưới 12 tháng.
Làm thời vụ cần bao nhiêu tuổi?
Các vấn đề liên quan đến vấn đề sử dụng người lao động
Khi tham gia giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Ngoài vấn đề về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thì người sử dụng lao động còn quan tâm đến các điều kiện khác như độ tuổi tham gia, tình trạng sức khỏe, hoàn cảnh gia đình.
Thực tế mà nói, những vị trí công việc mang tính chất nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay các công việc cần điều kiện cụ thể. Do đó, người sử dụng lao động cần chú ý các điều kiện khi tuyển dụng người lao động làm việc vào những vị trí này.
Pháp luật quy định làm thời vụ cần bao nhiêu tuổi?
Theo quy định của Bộ luật lao động 2012 về việc làm thời vụ cần bao nhiêu tuổi và có nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, về độ tuổi lao động.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.
Như vậy, đối chiếu quy định pháp luật trên người từ đủ 15 tuổi trở lên được tham gia lao động với đơn vị người sử dụng lao động để thực hiện công việc được giao và được trả lương theo kết quả hoàn thành công việc.
Thứ hai, nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động.
Điều 18 Bộ luật lao động 2012 quy định:
Điều 18. Nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động
1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết Hợp đồng lao động.
Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện pháp lý của người lao động.
2. Đối với công việc theo thời vụ, công việc cố định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động này có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản. Trường hợp này, hợp đồng lao động có hiệu lực như giao kết với từng người.
Hợp đồng lao động do người được ủy quyền giao kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ ký của từng người lao động.
Đồng thời, Nghị định số 05/2015/NĐ-CP:
Điều 3. Người giao kết hợp đồng lao động
…
2. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên.
b) Người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi và có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động.
c) Người đại diện theo pháp luật đối với người dưới 15 tuổi và có sự đồng ý của người dưới 15 tuổi.
d) Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.
3. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này không được tiếp tục ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng lao động.
Theo đó, khi người thuê lao động có nhu cầu sử dụng lao động chưa thành niên thì việc xác định người giao kết hợp đồng bên phía người lao động được quy định như sau:
+ Người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi và có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động.
+ Người đại diện theo pháp luật đối với người dưới 15 tuổi và có sự đồng ý của người dưới 15 tuổi.
Một số nguyên tắc sử dụng lao động là người chưa thành niên
- Không được sử dụng người lao động chưa thành niên hoạt động sản xuất hoặc kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần và các chất gây nghiện khác.
- Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để người lao động chưa thành niên và người dưới 15 tuổi tham gia lao động được học văn hoá, đến trường đầy đủ.
- Không được sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc chỗ làm việc, công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của họ theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
- Thời gian làm việc của người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Thời gian làm việc của người dưới 15 tuổi không được quá 4 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần và không được phép bắt người lao động làm thêm giờ hay làm việc vào ban đêm.
- Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề và công việc theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Trên đây là bài viết làm thời vụ cần bao nhiêu tuổi cùng những nguyên tắc liên quan đến việc sử dụng người lao động đang ở độ tuổi vị thành niên. Lao động là vinh quang, nhưng cần phải phù hợp với độ tuổi, tính chất công việc cũng như tình trạng sức khỏe. Kiến Vàng 247 mong rằng thông qua kiến thức này bạn có thể biết được độ tuổi chính xác khi tham gia lao động.
>> Có thể bạn quan tâm: [Giải Đáp] Công nhân nên làm thời vụ hay chính thức
Câu Hỏi Thường Gặp:
Người dân ở độ tuổi bao nhiêu được tham gia quan hệ lao động?
Như vậy, đối chiếu quy định pháp luật trên người từ đủ 15 tuổi trở lên được tham gia quan hệ lao động với đơn vị người sử dụng lao động để thực hiện công việc và được trả lương theo kết quả hoàn thành công việc.
Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc nào?
Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên. Sản xuất, kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần hoặc chất gây nghiện khác. Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ. Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc.