[Giải Đáp] Phần gạo muối cúng nhập trạch xong làm gì?

Gạo muối cúng nhập trạch

Cúng gạo muối là một phong tục quen thuộc của ông bà ta từ xưa đến nay. Nhưng gạo muối cúng nhập trạch xong làm gì? là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Đôi khi họ không biết làm gì với phần gạo muối này vị họ chưa có kinh nghiệm. Không biết nên đổ bỏ hay có cách xử lý nào khác? Hãy cùng Kiến Vàng 247 đi tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!

Ý nghĩa của việc cúng gạo muối trong phong thủy

Đây là hai thực phẩm có vai trò rất lớn đối với đời sống con người. Gạo là cái mà chúng ta ăn hàng ngày cung cấp chất dinh dưỡng và tinh bột để giúp chúng ta no bụng, duy trì sự sống, muối là gia vị không thể thiếu khi nêm món ăn.

Theo yếu tố phong thuỷ, gạo và muối là hai thứ đem lại sự may mắn, khỏe và sinh khí cho con người. Do đó, bạn có thể thấy hầu như 2 món này luôn xuất hiện các lễ cúng.

Dân gian quan niệm rằng, gạo và muối tượng trưng cho sự đủ đầy, giúp xua đuổi tà ma và chướng khí mang lại bình an, may mắn cho gia đinh. Việc cúng gạo và muối còn thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc với các bậc tổ tiên, thần linh. Vì vậy mà gạo muối nó đã trở thành phong tục được lưu truyền cho tới ngày nay

Ý nghĩa cúng gạo muối
Ý nghĩa của việc cúng gạo muối

Gạo muối cúng nhập trạch xong làm gì?

Gạo và muối, sau khi cúng xong nên được xử lý cẩn thận không được để lung tung.

Vậy gạo muối cúng nhập trạch xong làm gì? Thông thường, gia chủ sẽ rải gạo muối xung quanh sau khi đọc văn khấn tạ lễ. Tuỳ theo phong tục khác nhau của mỗi vùng, mà gạo và muối có thể trộn chung với nhau để rải, hay tách rời nhau ra. Quan trọng là thể hiện được tấm lòng và sự chân thành của gia chủ gửi đến các vong linh được ấm no.

Sau khi cúng xong, bạn sẽ rải gạo và muối trước sân nhà hoặc trước bàn cúng ngoài trời. Vừa rải phải vừa niệm thêm phật chú để các linh hồn nhận lộc xong sẽ rời đi. Chúng không ở lại quấy nhiễu, làm phiền tổn hại đến thần khí và vận khí của người trong gia đình.

Gạo muối cúng nhập trạch
Gạo muối cúng nhập trạch xong làm gì?

Ngoài cúng nhập trạch cần xử lý gạo và muối thì vẫn còn các lễ cúng khác có 2 thứ này như:

  • Cúng vong linh: Chúng ta trộn chung 2 thứ lại đem đi rải xung quanh nhà và niệm “Nam mô A Di Đà Phật, điều lành mang đến, điều dữ mang Với mục đích là bố thí cho những vong linh vất vưởng, không ai thờ cúng và xua đuổi những thứ không sạch sẽ ra khỏi nhà.
  • Cúng thần thánh: Người ta cho rằng gạo muối sau khi cúng thần thánh sẽ có được sự may mắn, tài lộc mà thần thánh ban vào trong đó. Nên họ thường cất ở nơi nào đó trong nhà nhằm mang tài lộc đến. Khi gạo muối hư rồi mới đem bỏ.
  • Cúng tổ tiên: Gạo muối cúng tổ tiên thì bạn có thể sử dụng lại. Nó không gây hại gì vì mình cúng cho người thân. Hoặc bạn cũng có thể đem bỏ, tùy vào quan điểm mỗi nhà.

Những lễ cúng nên có gạo và muối

Gạo và muối được mọi người sử dụng trong rất nhiều lễ cúng khác ngoài cúng nhập trạch. Bạn sẽ gặp nhiều nhất trong các lễ cúng sau:

Gạo, muối cúng giỗ

Cúng giỗ là thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu với những người thân đã mất. Trong mâm cỗ cúng giỗ, gạo và muối sẽ được đặt ngay trên bàn lễ. Có đầy đủ những thứ như: giấy tiền, cau trầu, vàng mã, trái cây, các món ăn chay, mặn tùy theo nhà, theo vùng miền.

Sau khi nhang tàn, sẽ mang đốt tiền vàng mã và rải gạo muối xuống sân nhà. Hành động này nhằm mục đích ban phát sự no đủ đến các vong linh qua đường và đang cư ngụ trong nhà. Cầu mong họ sẽ thỏa mãn và không quấy rối cuộc sống gia đình ở đây.

Gạo, muối cúng giao thừa

Lễ giao thừa hay còn gọi là lễ trừ tịch. Lễ được thực hiện vào giây phút chuyển giao từ năm cũ sang năm mới với mong muốn khấn xin trời đất thần linh phù hộ cho một năm may mắn, mưa thuận gió hòa, ấm no hạnh phúc, thuận lợi, bình an.

Mâm cúng giao thừa thường có các món như: muối, gạo, mâm ngũ quả, nhang đèn, vàng mã, bánh kẹo, trầu cau, đèn/nến, nước, rượu,….

Theo quan niệm muối và gạo  giúp xua đuổi được những tà khí, điều xấu trong năm cũ để chào đón năm mới tài lộc, may mắn.

Gạo muối cúng giao thừa
Gạo muối cúng giao thừa

Gạo, muối cúng cô hồn tháng 7

Cúng cô hồn tháng 7 là một lễ cúng rất lớn, mang nhiều ý nghĩa. Theo quan niệm dân gian, quỷ môn quan sẽ mở cửa vào tháng 7 âm lịch, ma quỷ sẽ quấy rối con người. Để giúp những linh hồn khốn khổ, người ta sẽ tổ chức lễ cúng có gạo và muối, nhằm bố thí cho những vong hồn không được thờ cúng có sự no đủ.

Lễ cúng cô hồn không được làm trong hà mà bắt buộc phải cúng ở ngoài như: trước cửa nhà, vỉa hè, trước sân,..bởi theo quan niệm nếu làm trong nhà thì sẽ rước vong vào nhà, mang đến nhiều xui xẻo, vạn hạn không may mắn, tốt lành.

Mâm cúng cô hồn sẽ có: muối, gạo, quần áo giấy, vàng mã, cháo trắng, nhang/ đèn, bánh kẹo, hoa cúng, 5 loại trái cây khác nhau, nước sạch, mía có thể để nguyên vỏ và cắt thành từng khúc nhỏ,…

Một số lưu ý khi cúng cô hồn tháng 7:

  • Nên cúng đồ chay không nên cúng đồ mặn, vì theo một số nhà tâm linh thì cúng đồ mặn sẽ làm cho các vong linh nổi lòng tham.
  • Đồ sau khi cúng xong không nên đem vô nhà mà hãy để trẻ con, mọi người đi qua lấy đồ cúng đó, nếu mang vô nhà là đưa âm khí vào
  • Đặc biệt gạo muối cúng xong thì nên rải khắp nơi, tung các hướng và nên đứng từ trong nhà tung ra, tuyệt đối không tung vào nhà.

Qua bài viết này các bạn đã biết gạo muối cúng nhập trạch xong làm gì rồi phải không. Hy vọng từ bài viết này bạn đã có thêm thật nhiều kiến thức về lễ cúng. Có thể thấy việc cúng kiến là một nghi thức tâm linh, tôn nghiêm và có nhiều quy tắc để tuân theo.

>> Xem thêm: Mâm trái cây cúng về nhà mới đầy đủ bao gồm những gì?