Xem nhanh
Việc thờ cúng là hình thức thể hiện lễ nghi, cúng bái để nhằm thể hiện lòng thành, biết ơn đến thần linh và tổ tiên. Vì vậy, không gian thờ cúng phải luôn là nơi sạch sẽ thanh tịnh nhất trong nhà.Và không nên chuyển đổi nhiều lần. Nhưng sẽ có một số trường hợp bất đắc dĩ, việc di chuyển, chuyển đổi vị trí bàn thờ là điều cần thiết. Vậy thủ tục để chuyển bàn thờ sang vị trí khác cần được tiến hành như nào mới chuẩn nhất? Kiến Vàng 247 sẽ gửi đến bạn câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà
Vấn đề, chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà là việc hiếm khi xảy ra. Nhưng nếu muốn chuyển vị trí bàn thờ, thì gia chủ cần phải tiến hành đầy đủ các thủ tục.
Bàn thờ là nơi linh thiêng, là chốn thờ cúng các vị thần linh và ông bà tổ tiên. Vậy nên, bạn cần đảm bảo về sự trang nghiêm, sạch sẽ tại vị trí đặt bàn thờ. Việc chuyển bàn thờ sang chỗ khác trong nhà chỉ nên tiến hành nếu nó thật sự cần thiết. Khi tiến hành chuyển, cần thực hiện đầy đủ các nghi lễ chuyển bàn thờ cũ sang bàn thờ mới. Bởi người xưa quan niệm rằng, nếu bạn dịch chuyển bàn thờ quá nhiều lần sẽ gây ảnh hưởng đến bề trên. Điều đó cũng sẽ khiến gia đình bạn gặp nhiều biến cố, bất hòa và mất lộc.
Khi muốn sửa nhà để mở rộng không gian, thì việc chuyển bàn thờ là điều không thể tránh. Nhưng cho dù, bạn muốn chuyển bàn thờ từ vị trí này sang vị trí khác. Hoặc chuyển bàn thờ từ nhà cũ sang nhà mới, bạn đều nên tiến hành lễ nghi và nhất định chủ nhà là người chủ trì. Đây là thủ tục rấy quan trọng mà gia chủ cần phải rõ để tránh vi phạm với ơn trên
Xem và chọn ngày tốt chuyển bàn thờ
Bước chọn ngày giờ tốt cũng rất quan trọng trong công đoạn tiến hành chuyển bàn thờ. Vì thế, việc xem ngày để chuyển bàn thờ là việc đầu tiên gia chủ cần làm. Việc xem ngày tốt nhằm lựa chọn được thời gian phù hợp với tuổi, mệnh của gia chủ. Điều này vừa giúp cho việc chuyển vị trí bàn thờ diễn ra suôn sẻ, vừa hợp phong thủy, nhận được vận khí tốt về cho gia đình.
Bạn có nhiều cách để xem ngày tốt thực hiện việc lập bàn thờ như: xem sách tử vi, xem thầy phong thủy. Để có ngày tốt chuyển bàn thờ, gia chủ nên lưu ý như sau:
- Chọn lựa ngày giờ Hoàng đạo để làm lễ chuyển vị trí bàn thờ. Vì ngày giờ Hoàng đạo được xem là ngày giờ lành, tốt.
- Lúc chuyển lư hương sang bàn thờ mới, cần chọn giờ hợp với tuổi và mệnh của gia chủ. Tránh trường hợp làm mất vận khí may mắn và tài lộc trong nhà.
- Thời gian chuyển bàn thờ sang vị trí khác phải tránh năm hạn của gia chủ
Đồ lễ vật cúng chuyển bàn thờ sang vị trí khác
Đồ lễ cúng là một trong những thứ không thể thiếu khi thực hiện nghi lễ cúng chuyển bàn thờ. Đây cũng chính là đại diện cho lòng thành của gia chủ gửi đến thần linh, tổ tiên. Giúp gia chủ nhắn gửi những mong muốn của mình đến các vị thần và tổ tiên.
Mâm lễ cúng chuyển bàn thờ bao gồm các đồ lễ như sau:
- Gà luộc
- Hoa quả
- Giấy tiền vàng mã
- Rượu
- Nước sạch
- Trà
- Đĩa xôi
- Cau trầu
Lễ cúng không cần quá phô trương, tùy theo điều kiện kinh tế của gia chủ. Nhưng những món đồ cơ bản được nên trên là không thể thiếu khi làm lễ. Gia chủ có thể thêm một số đồ lễ khác để mâm cúng tươm tất hơn.
Bài văn khấn cúng chuyển bàn thờ
Khi mâm cúng lễ đã được dọn, gia chủ cần đọc văn khấn chuyển bàn thờ. Lúc đọc bài cần đọc to, mạch lạc và rõ ràng nhất. Nội dung của bài văn khấn chuyển bàn thờ như sau:
“Nam mô A Di Đà Phật” (x3)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật
Hôm nay là ngày: …. tháng … năm ………… 20…
Tín chủ con là: …………………..tuổi….
Hiện đang cư trú tại: ………………………………………………
Kính cáo chư vị Tôn thần, nay vì cơ quan có thay đổi vị trí mặt bằng cho các phòng ban, chúng con xin làm lễ Thiên Linh vị Tài thần Thổ địa, để đặt bàn thờ Thổ Địa Tài Thần (Gia tiên, Thổ Công – Ông Táo, Phật…) vào nơi mới.
Hôm nay nhân cát nhật lương thần, con xin làm lễ “Thiên di linh vị Thần đài” – Chuyển ban thờ Thổ địa mạch long thần từ vị trí ……….. sang phòng ……… Con kính xin chư vị Tôn thần bản gia, bản địa chấp lễ cầu cho được phép di chuyển bàn thờ sang nơi mới.
Tín chủ: ……………………. con xin dập đầu kính bái.”
Đọc xong bài văn khấn chuyển bàn thờ sang vị trí khác, gia chủ nhớ phải vái lạy và chờ hết 2/3 tuần hương thì lễ tạ, hóa vàng. Sau đó, di chuyển bàn thờ sang chỗ mới trong nhà mà không cần phải bốc lại lư hương gia tiên hay ông Thần Tài, Thổ Địa,…
Bài văn khấn tạ lễ sau khi chuyển bàn thờ
Công đoạn di dời bàn thờ đã xong thì thắp thuần nhan mới, nhan cháy được 1/4 thì đọc bài văn khấn tạ lễ sau khi chuyển bàn thờ như sau:
“Hôm nay là ngày…………..tháng năm……….
Tín chủ là:……………, xin tâm thành tiến lễ bái Thánh thần lai lâm trước linh đài, thụ hưởng lễ vật và chứng giám lòng thành của chúng con. Cho phép chúng con di chuyển bàn thờ của chư vị Tôn thần bản gia.
Chúng con xin các vị Tôn thần chuyển ban thờ đắc đáo linh địa, cư trung chính gia trung, tăng thêm mãnh lực. Từ nay trở đi, tuần rằm mồng một, lễ tết, xin tôn nhang, sửa lễ dâng cúng chư vị Tôn thần để tạ ơn và xin cầu Phúc Lộc.
Kính xin chư vị thần linh phù độ cho toàn gia chủ chúng con được nhân khang vật thịnh, khỏe mạnh, bình an, mọi sự vạn cầu sở nguyện, vạn ước khả thành, mọi công việc làm ăn hanh thông thuận toại, tài lộc dồi dào tốt tươi, bát tiết tứ thời hưởng vinh hoa phú quý.
Tín chủ: ……………………. cùng toàn gia xin dập đầu bái tạ!”
Hy vọng rằng, với bài viết trên mà Kiến Vàng 247 đã chia sẻ, sẽ giúp các bạn biết được thủ tục chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà cần những gì, và thực hiện như nào cho đúng cách, hợp phong thủy.
>> Xem thêm: Bài văn khấn lễ tạ đất – Cách sắm lễ, và bài cúng chuẩn nhất