Xem nhanh
Thực tập là công việc bắt buộc mà sinh viên năm cuối nào cũng phải thực hiện trước khi xét tốt nghiệp để ra trường. Sau khi kết thúc qúa trình thực tập, viết bài báo cáo là việc hết sức quan trọng vì đây là bản tổng kết ghi lại những trải nghiệm, kỹ năng, quá trình vận dụng kiến thức lý thuyết mà sinh viên được học vào thực tiễn công việc. Việc viết một bài báo cáo thực tập tốt vừa gây ấn tượng cho giảng viên hướng dẫn, vừa đạt được kết quả cao trong cả học kỳ. Hôm nay, Kiến Vàng 247 xin chia sẻ những thông tin báo cáo thực tập là gì? Cách trình bày bài báo cáo chi tiết qua bài viết dưới đây.
Báo cáo thực tập là gì?
Báo cáo thực tập là bản tóm tắt kinh nghiệm thực tập của bạn mà nhiều nhà tuyển dụng yêu cầu bạn phải hoàn thành sau khi thực tập xong. Báo cáo thực tập rất quan trọng vì nó thông báo cho nhà trường biết về những kinh nghiệm và kỹ năng đã lĩnh hội được trong quá trình thực tập.
Tại sao sinh viên phải đi thực tập?
Thực tập chính là cách để sinh viên năm cuối nhanh chóng tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường, cách để sinh viên làm quen với môi trường làm việc và cách để họ áp dụng những gì đã học vào thực tế. Hơn nữa, khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn về kinh nghiệm làm việc, thì kinh nghiệm thực tập giúp sinh viên ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Bên cạnh đó, giai đoạn thực tập còn là bước đệm để sinh viên năm cuối nhìn nhận và sửa chữa những khiếm khuyết của bản thân. Khi mới bắt đầu làm việc, bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc với những người đi trước, học hỏi từ họ và tự mình vượt qua những thử thách khó khăn.
>> Xem thêm: Cách viết kiến nghị trong báo cáo thực tập và những lưu ý
Cách trình bày báo cáo thực tập
Một bài báo cáo thực tập tốt nghiệp đạt yêu cầu sẽ có bố cục, nội dung được trình bày rõ ràng, đơn giản nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ. Hãy cùng Kiến Vàng 247 tham khảo cách trình bày bài báo cáo thực tập dưới đây.
Lời mở đầu
Để tăng sức hút cho bài báo cáo thì không thể thiếu phần mở đầu. Vì đây là trang chữ đầu tiên được đọc, mở đầu cho báo cáo thực tập có ý nghĩa khá lớn. Vì thế, hãy trau chuốt từng câu chữ cho phần này thật rõ ràng, ngắn gọn súc tích nhưng vẫn phải đảm bảo đủ ý cho phần nội dung mình trình trình bày, chẳng hạn như:
- Lý do chọn đề tài
- Mục tiêu nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
- Cấu trúc đề tài
Trong phần mở đầu này, các bạn nên viết lời cảm ơn để thể hiện tấm lòng biết ơn chân thành không chỉ đối với giáo viên hướng dẫn, mà còn với nhà trường và các thầy cô giáo đã dạy bạn trong nhiều năm tại trường. Bạn cũng có thể bày tỏ lòng biết ơn đối với các đồng nghiệp trong đơn vị, cơ quan đã hỗ trợ và hướng dẫn bạn trong quá trình thực tập.
Nội dung cần nêu trong báo cáo thực tập
Chương 1: Tổng quan về cơ sở thực tập
Phần này bạn phải trình bày những thông tin về cơ quan, doanh nghiệp mà bạn đang thực tập. Phần này nên viết một cách ngắn gọn trong khoảng hai trang và không nên ghi quá dài, làm lan man cả bài viết. Các thông tin này bao gồm:
- Tên, địa chỉ đầy đủ.
- Lịch sử hình thành và phát triển.
- Cơ cấu tổ chức (đoạn này bạn cần phải vẽ sơ đồ tổ chức).
- Chức năng, nhiệm vụ và phạm vi ngành nghề hoạt động.
- Quy mô, năng lực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ….
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Ở chương này bạn phải tóm tắt về các cơ sở lý thuyết, kiến thức đã được học ở trường để có thể áp dụng chúng vào việc giải quyết những vấn đề gặp phải trong quá trình thực tập.
Đây là một phần quan trọng của bài báo cáo thực tập vì nếu bạn không thể đưa ra cơ sở lý thuyết phù hợp thì bài luận của bạn sẽ bị thiếu sót.
Chương 3: Nội dung thực tập tại cơ quan, đơn vị tiếp nhận
Đây là chương có nội dung cực kỳ quan trọng, vì nó chiếm phần lớn số điểm của bài báo cáo thực tập. Trong chương này, bạn cần trình bày các nội dung sau:
- Mô tả công việc bạn được giao tại đơn vị công tác
- Phương thức bạn làm việc tại đơn vị thực tập
- Quy trình thực hiện công việc
- Kết quả bạn đạt được trong thời gian thực tập
- Kết quả khảo sát, thu thập tài liệu thực tế
- Cuối cùng là phân tích và xử lý số liệu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Đây là phần nhận được nhiều điểm nhất trong toàn bộ bài báo cáo thực tập. Để đưa ra đánh giá chính xác, giảng viên sẽ dựa trên bản tóm tắt kiến thức, kinh nghiệm và kết quả thu được của bạn trong quá trình thực tập, vì vậy bạn hãy trình bày thật kỹ hơn chương này. Một số nội dung bạn cần phải trình bày:
- Những điểm phù hợp giữa chương trình đào tạo ngành học với hoạt động thực tế của đơn vị thực tập
- Những điểm chưa phù hợp giữa chương trình đào tạo và quá trình thực tế
- Đề xuất các giải pháp đổi mới nội dung chương trình và phương pháp đào tạo
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Phần cuối cùng của bài báo cáo thực tập này, người viết nên đưa ra những kết luận chính xác, có cơ sở rõ ràng sau quá trình thực tập tại cơ quan, đơn vị. Và phần này bạn cũng phải trình bày một cách ấn tượng vì phần mở đầu trau chuốt thì ở phần cuối này bạn cũng nên làm như vậy.
Tùy thuộc vào số trang yêu cầu và nội dung của bài báo cáo mà bạn đã trình bày để đưa ra lời kết luận ngắn gọn, súc tích và phù hợp nhất. Phần này bạn nên trình bày các nội dung sau:
- Tóm tắt lại những việc đã thực hiện được trong quá trình thực tập
- Trình bày điểm mạnh và hạn chế của vấn đề thực tập tại công ty
- Ý kiến cá nhân sau khi hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Những điều học hỏi được sau khi hoàn thành chương trình thực tập tốt nghiệp.
- Nguyện vọng của bản thân sau khi hoàn thành chương trình thực tập tốt nghiệp
Nguồn tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo
Đây là phần báo cáo thực tập thường xuyên bị ngó lơ. Bởi vì, những người viết báo cáo cho rằng tài liệu tham khảo là phần không quan trọng. Mặt khác, tài liệu tham khảo là cơ sở vững chắc nhất để bạn có thể chứng minh các dữ liện, số liệu thống kê và các con số mà bạn đã đưa trong bài viết.
Người viết báo cáo thực tập sẽ phải liệt kê tất cả các tác giả, tạp chí, ấn phẩm, số liệu thống kê,… xuất hiện trong phần trong phần này. Tài liệu tham khảo được trình bày theo thứ tự bảng chữ cái, bao gồm các tài liệu bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
Cách trích dẫn tài liệu tham khảo
Trích dẫn trực tiếp:
- Ghi tên tác giả và năm xuất bản trước đoạn trích dẫn:
- Nếu nhiều tác giả, hãy liệt kê trong tầm kiểm soát
- Trích dẫn trực tiếp từ báo cáo, sách… không có tác giả cụ thể
Trích dẫn gián tiếp:
- Tóm tắt, diễn giải nội dung trích dẫn trước, sau đó ghi tên tác giả và năm xuất bản trong ngoặc đơn.
- Nếu nhiều tác giả thì xếp theo thứ tự ABC
Quy định khi trích dẫn:
- Trích có chọn lọc.
- Không trích (chép) liên tục và tất cả.
- Không tập trung vào một tài liệu.
- Trích dẫn qua các nguồn tin chính thống
Yêu cầu khi trích dẫn:
- Các nội dung trích dẫn phải tuyệt đối chính xác
- Câu trích, đọan trích để trong ngoặc kép và “in nghiêng”
- Qua dòng, hai chấm (:), trích thơ, không cần “…”
- Tất cả trích dẫn đều có chú thích chính xác đến số trang
- Chú thích các trích dẫn từ văn bản: để trong ngoặc vuông ví dụ [20, 168] nghĩa là: trích dẫn từ trang 168 của tài liệu số 20 trong thư mục tài liệu tham khảo của báo cáo thực, chú thích các trích dẫn phi văn bản, không có trong thư mục tài liệu tham khảo, đánh số 1, 2, 3 và chú thích ngay dưới trang (kiểu Footnote)
- Lời chú thích có dung lượng lớn: đánh số 1, 2, 3 và đưa xuống cuối báo cáo tốt nghiệp sau kết luận.
Ngoài ra:
- Đối với sách, luận án, báo cáo: Số thứ tự, họ và tên tác giả hoặc tên cơ quan ban hành: tên sách, luận án, báo cáo, nhà xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất bản, tái bản lần thứ mấy (nếu có).
- Đối với bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách: Số thứ tự, họ và tên tác giả: tên bài báo, tên tạp chí hoặc tên sách, tập số, năm công bố, số trang bài báo đầu – cuối
- Tài liệu tham khảo được xếp theo thứ tự A, B, C theo tên của tác giả (tác giả Việt), theo họ (tác giả Anh, Pháp, Đức…).
Cách làm báo cáo thực tập
Bố cục
- Trang bìa
- Trang bìa trong (trình bày giống trang bìa)
- Trang “Lời mở đầu” (không đánh số trang)
- Trang “Nhận xét của giảng viên hướng dẫn” (không đánh số trang)
- Trang “Nhận xét của người phản biện” (không đánh số trang)
- Trang “Mục lục” (không đánh số trang)
- Trang “Danh mục các bảng biểu, sơ đồ, hình”,.. (không đánh số trang)
- Các trang nội dung.
- Trang “Tài liệu tham khảo”
- Các trang Phụ lục
Hình thức
Khổ giấy | A4 (210x297mm) |
Hình thức in | In 1 mặt |
Bìa | Giấy cứng, khổ A4 |
Số trang | Tối thiểu 20 trang, tối thiểu 70 trang |
Phông chữ | Times New Roman |
Size chữ | 14 |
Dãn dòng | 1,5 |
Canh lề | Trái: 3.5cm; phải: 2.0cm; trên: 2.0cm; dưới: 2.0cm |
Thanh tiêu đề | Không sử dụng |
Trang số 1 | Bắt đầu sau Mục lục, hay trang đầu tiên của chương 1 |
Hình thức trình bày nội dung | Viết theo chương, mục, các tiểu mục |
Với các bảng, hình ảnh, sơ đồ, bản đồ | Đánh số thứ tự và ghi tên đầu mỗi bảng |
Từ viết tắt | Hạn chế viết, nếu có thì phải để phần giải nghĩa trong dấu ngoặc “()”, sau đó liệt kê thành trang, đưa vào sau các trang Danh mục các bảng biểu, sơ đồ, hình,… |
Lưu ý ở đầu mỗi trang, mỗi chương, đề mục | Tránh trích dẫn các câu tục ngữ, thành ngữ, sử dụng các hoa văn, hình vẽ để trang trí hoặc làm đề mục |
Lưu ý trong cách viết bài báo cáo thực tập
Để tạo nên bài báo cáo thực tập có nội dung hấp dẫn, cuốn hút thì không thể thiếu cách diễn đạt ngôn từ và hình thức trình bày. Dưới đây là một vài lưu ý khi viết bài báo cáo thực tập:
- Diễn đạt ngôn từ rõ ràng, mạch lạc. Các câu ngắt nghỉ phù hợp, không viết một câu, một đoạn quá dài.
- Tuyệt đối không được để sai chính tả.
- Trình bày hình thức đúng với yêu cầu và quy định của trường về việc làm báo cáo.
- Ngoài ra, ở phần mở đầu, lời cảm ơn, việc xưng hô với người hướng dẫn cần phải chính xác, có chủ ngữ, vị ngữ để thể hiện sự tôn trọng của mình với người khác.
Trên đây là tất cả những giải đáp thắc mắc về báo cáo thực tập là gì? Và những vấn đề liên quan đến viết báo cáo thực tập tốt nghiệp. Thông qua bài viết này, Kiến Vàng 247 hy vọng các bạn có thể viết cho mình một bài báo cáo hoàn chỉnh, đầy đủ thông tin và đạt được kết quả cao trong học tập.
>> Có thể bạn quan tâm: Cách trả lời hay về điểm yếu khi phỏng vấn xin việc